Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Báo động rắn độc cắn mùa nước nổi

PV - 13:54, 12/10/2018

Thời gian gần đây, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình trạng người dân bị rắn độc cắn gia tăng đáng báo đông. Thời điểm này, ĐBSCL đang ở đỉnh điểm lũ, đòi hỏi người dân cần chủ động hơn trong việc phòng chống rắn cắn.

Đầu tháng 10, ông Nguyễn Văn Khế, nông dân ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, sau khi đi ra đồng về bất ngờ bị rắn độc cắn và ngã quỵ. Gia đình đã đưa ông đến Khoa cấp cứu rắn độc của Trung tâm Nuôi trồng-Nghiên cứu, chế biến dược liệu thuộc Quân khu 9 (còn gọi là trại rắn Đồng Tâm) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang để điều trị. Tại đây, y bác sĩ đã tận tình cứu chữa, tiêm thuốc kháng huyết thanh, khử nọc độc của rắn nên đã cứu được mạng sống.

Các cán bộ và người dân tham gia phát quang bụi rậm để ngăn ngừa rắn cắn. Ảnh MH Các cán bộ và người dân tham gia phát quang bụi rậm để ngăn ngừa rắn cắn. Ảnh MH

Tại Khoa Cấp cứu rắn độc của Trại rắn Đồng Tâm hiện đang điều trị nội trú cho hơn 10 bệnh nhân bị rắn độc cắn từ nhiều địa phương vùng ĐBSCL; trong đó có 1 trường hợp là trẻ em bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong nhà.

Cán bộ ở Trại rắn Đồng Tâm cho biết, vào mùa nước nổi số ca bị rắn độc cắn tăng từ 20-30% so với thời điểm khác trong năm. Nguyên nhân làm cho nhiều người bị rắn cắn là nước ngập thu hẹp nơi sinh sống, trú ngụ của loài rắn. Do đó, rắn không ở trong hang mà bò vào nhà, trú ngụ tạm vào bụi rậm, đường đi… Khi con người vô ý chạm vào sẽ bị rắn cắn.

Trong 3 tháng qua, khi nước lũ tràn về, cơ sở này đã điều trị hơn 330 ca bị rắn độc cắn. Các địa phương có số ca đến đây điều trị nhiều là: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp… Tính từ đầu năm tới nay, cơ sở đã chữa trị hơn 1.000 ca bị rắn độc cắn.

Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng-Nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9 cảnh báo, vào mùa lũ như hiện nay, người dân vùng ĐBSCL phải cảnh giác với các loài rắn độc như: rắn lục đuôi đỏ, và các loại rắn hổ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện ở vùng ĐBSCL đều có khả năng điều trị rắn độc cắn. Về phía Trung tâm đã chuẩn bị nhân lực, thuốc men sẵn sàng để phục vụ bệnh nhân 24/24.

Tuy nhiên, để việc phòng chống rắn cắn hiệu quả trước hết cần sự chủ động của chính của người dân. Mọi người dân vùng ĐBSCL cần đề cao cảnh giác với loài vật này; cần áp dụng các biện pháp xua đuổi, phòng ngừa, không để tiếp xúc với rắn độc. Các trường hợp không may bị rắn cắn phải đưa đến cơ sở y tế cấp cứu, chữa trị kịp thời.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.