Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Báo Dân tộc và Phát triển tham gia tiếp sức học sinh vùng khó đến trường

Ngọc Thu - 09:30, 12/08/2024

Ngày 11/8, tại huyện Chư Pưh (Gia Lai), Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai, Phòng khám Đa Khoa SYSMED Phù Đổng; Công ty TNHH Công Ty TNHH MTV Mai Thiên Phúc tổ chức Chương trình “Tiếp sức học sinh vùng khó đến trường” cho các em học sinh Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (tại xã Ia Blứ) và Tiểu học Kim Đồng (xã Ia Le).

Tham dự  Chương trình có ông Siu Y Bé - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh; ông Lê Hồng Mạnh - Phó trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện; ông Bùi Hào - đại diện Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai, Phòng khám Đa Khoa SYSMED Phù Đổng; đại diện thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại Gia Lai; đại diện lãnh đạo UBND xã, cùng giáo viên và học sinh của trường.

Đại diện thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại Gia Lai cùng mạnh thường quân, lãnh đạo huyện Chư Pưh trao sách giáo khoa cho các em học sinh vùng khó trước thềm năm học mới
Đại diện thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại Gia Lai cùng mạnh thường quân, lãnh đạo huyện Chư Pưh trao sách giáo khoa cho các em học sinh vùng khó trước thềm năm học mới

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, nhằm giúp học sinh khó khăn tại huyện Chư Pưh có thêm điều kiện để bước vào năm học mới 2024 - 2025, động viên các em nỗ lực học tập để viết tiếp những ước mơ về tương lai tươi sáng.

Đại diện thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại Gia Lai cùng Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị sách giáo khoa cho học sinh
Đại diện thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại Gia Lai cùng Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị sách giáo khoa cho học sinh

Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Blứ) và Tiểu học Kim Đồng (xã Ia Le) là 2 ngôi trường có đông học sinh DTTS thuộc làng đặc biệt khó khăn, làng tái định cư Kuái và Ia Jol. Hầu hết, cha mẹ các em học sinh nơi đây làm nông, cuộc sống vất vả. Vì vậy, con đường đến trường của các em học sinh nơi đây không ít gian nan.

Các mạnh thường quân, lãnh đạo huyện Chư Pưh trao cặp sách cho các em học sinh vùng khó đến trường
Các mạnh thường quân, lãnh đạo huyện Chư Pưh trao cặp sách cho các em học sinh vùng khó đến trường

Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh - Siu Y Bé đã ghi nhận những tình cảm của Báo Dân tộc và Phát triển và các nhà hảo tâm. Những món quà tuy giá trị vật chất không lớn nhưng có ý nghĩa về tinh thần, kịp thời chia sẻ những khó khăn với gia đình các học sinh, động viên, khích lệ để các em có thêm động lực tiếp tục vươn lên, đạt được những kết quả tốt trong học tập, giúp các em thực hiện được ước mơ của mình. Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới,  Báo Dân tộc và Phát triển, các nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành cùng với các em học sinh vùng khó đến trường, yên tâm học tập.

Niềm vui của các em học sinh khi nhận được cặp, sách giáo khoa trước thềm năm học mới 2024 - 2025
Niềm vui của các em học sinh khi nhận được cặp, sách giáo khoa trước thềm năm học mới 2024 - 2025

Dịp này, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai, Phòng khám Đa Khoa SYSMED Phù Đổng đã khám tầm soát, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm học sinh và người dân xã Ia Blứ. Qua đó, giúp người dân phát hiện sớm các bệnh lý về mắt để có hướng điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.