Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Báo chí Lào: Hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam ngày càng bền chặt

PV - 14:00, 05/05/2022

Ngày 4/5, Báo Pathetlao Daily (Thông tấn xã Lào) đăng bài viết “Tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam ngày càng bền chặt”.

Báo Pathetlao Daily ngày 3 và 4/5 đăng hai bài viết về quan hệ giữa Việt Nam và Lào. (Ảnh: DUY TOÀN)
Báo Pathetlao Daily ngày 3 và 4/5 đăng hai bài viết về quan hệ giữa Việt Nam và Lào. (Ảnh: DUY TOÀN)

Bài báo viết, năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng của hai nước Lào-Việt Nam, hai nước cùng nhau tổ chức kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào 2022 cũng như kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào trong bầu không khí sôi nổi, thắm tình đoàn kết, hữu nghị để các thế hệ trẻ biết, hiểu về mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Tại Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Lào-Việt Nam 2022, hai bên đánh giá cao kết quả tổ chức thực hiện thỏa thuận hợp tác năm 2021 đã đạt được những thành tựu về nhiều mặt như hợp tác chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh tiếp tục được duy trì tốt, thường xuyên có các hoạt động trao đổi đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước; hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục-đào tạo được mở rộng dưới nhiều hình thức, hiện nay có hơn 14 nghìn sinh viên Lào đang nghiên cứu, học tập tại Việt Nam.

Về phương hướng kế hoạch hợp tác năm 2022, hai bên đã thống nhất tiếp tục tổ chức triển khai các nội dung trong tuyên bố chung và thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước; tiếp tục hợp tác chặt chẽ duy trì ổn định tình hình chính trị, quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước; xây dựng đường biên giới Lào-Việt Nam thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện, ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực, quốc tế; hai bên phấn đấu đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương tăng 10-15% so với năm trước; tiếp tục triển khai biên bản ghi nhớ về hợp tác trên lĩnh vực giao thông-vận tải, hợp tác phát triển các dự án điện tại Lào, kết nối hệ thống điện, mua-bán điện; sẵn sàng tiếp tục tăng cường hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của hai nước và hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng.

Trước đó, ngày 3/5, Báo Pathetlao Daily đăng bài viết “Mối quan hệ Lào-Việt Nam đem lại lợi ích thiết thực trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước”. Bài báo viết, mối quan hệ bền chặt Lào-Việt Nam được hình thành từ lịch sử bảo vệ, xây dựng đất nước; nhân dân hai nước, đặc biệt là người dân ở khu vục biên giới đã cùng sinh sống, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày, nhất là khi xảy ra thiên tai; hai nước luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị, gắn bó thân thiết từ lâu đời.

Bài báo khẳng định, mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo, chiến sĩ cách mạng, nhân dân hai nước dày công vun đắp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, là quy luật phát triển chung của hai đất nước trên con đường phát triển phồn vinh, thịnh vượng, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, hai nước đã cùng kề vai sát cánh chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước. Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước hòa bình, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào, hai nước đã ký kết các hiệp ước và thỏa thuận hợp tác giữa Lào-Việt Nam, khẳng định tinh thần đoàn kết đặc biệt trước sau như một, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Sang thế kỷ 21, là thời kỳ hai nước tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, sâu rộng trên cơ sở những thành tựu quan trọng về nhiều mặt; những thành tựu đạt được từ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, hợp tác giữa các địa phương đã góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng, phát triển, hội nhập khu vực, quốc tế của mỗi nước; người dân hai nước vinh dự, tự hào về quá trình hình thành, phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có, đóng góp thực chất vào công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước của mỗi nước.

Bài báo kết luận, năm 2022, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đang tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022), 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào-Việt Nam (18/7/1977-18/7/2022) và nhiệt liệt chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào 2022. Đây là dịp hai nước cùng nhau tiếp tục chứng minh khẳng định, quyết định phấn đấu tiếp nối, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam ngày càng tươi đẹp, vững bền, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mỗi nước vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực, quốc tế./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.