Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Báo chí cách mạng Việt Nam 95 năm đồng hành cùng đất nước

Thúy Hồng - 09:46, 17/06/2020

Trải qua 95 năm hình thành và phát triển, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi vẻ vang của đất nước. Báo chí cách mạng Việt Nam luôn thể hiện là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành kênh thông tin quan trọng đối với đồng bào các DTTS.
Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành kênh thông tin quan trọng đối với đồng bào các DTTS.

Chặng đường 95 năm vẻ vang

95 năm qua, kể từ khi báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng Việt Nam ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925, đến nay, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trên các loại hình báo chí, chất lượng nội dung ngày càng được nâng cao, phong phú và đa dạng về hình thức... góp phần to lớn trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là ngòi bút chiến đấu sắc bén để đấu tranh chống lại kẻ địch, mà còn làm nhiệm vụ tuyên truyền công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này, nhiều cơ quan báo chí lớn ra đời, như: Búa liềm đỏ, Việt Nam Độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng, Lao động, Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam… Các cơ quan báo chí thời kỳ này cùng hướng đến một mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng dân tộc. Đã có nhiều thế hệ nhà báo không ngại gian khó, hy sinh, trực tiếp có mặt ở tuyến đầu khói lửa, phản ánh kịp thời khí thế chiến đấu, cổ vũ quân và dân ta đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm, góp sức làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, Báo chí cách mạng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đã được hình thành rộng khắp cả nước với 850 cơ quan báo chí, hơn 41.000 người làm báo. Trong thời kỳ này, báo chí đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội; tích cực tuyên truyền những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình, cách làm hay và tấm gương người tốt, việc tốt; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời trở thành vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước ta…

Đặc biệt trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, Báo chí cách mạng Việt Nam đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực xã hội, góp phần đẩy nhanh việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đồng hành cùng sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Không chỉ tích cực, chủ động tuyên truyền trên các lĩnh vực, Báo chí cách mạng Việt Nam còn trở thành người bạn tin cậy, đồng hành với đồng bào các DTTS Việt Nam. Đặc biệt, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ năm 2002 Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách đặc thù, cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đây, các cơ quan báo chí, các nhà báo đã có thêm nhiều cơ hội, điều kiện đến với các bản làng xa xôi còn nhiều khó khăn của đất nước để phản ánh chân thực, khách quan hơi thở cuộc sống của bà con các DTTS và miền núi.

Có thể thấy, trong suốt chặng đường gần 20 năm đồng hành và phát triển cùng đồng bào DTTS và miền núi, các báo, tạp chí cấp cho vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn thông tin kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi. Từ đó góp phần tuyên truyền định hướng thông tin, phản bác và ngăn chặn những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Nhiều cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò và chức năng giám sát, phản biện chính sách thông qua báo chí. Từ việc xây dựng chính sách, báo chí đã lấy ý kiến người dân, chuyên gia, doanh nghiệp…, đóng góp ý kiến, hiến kế cũng như phản biện trước khi hoàn thiện các văn bản chính sách đối với vùng DTTS và miền núi.

Các báo, tạp chí luôn cổ vũ, động viên đối với đồng bào các DTTS vươn lên xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; nêu gương sáng khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi; giới thiệu kiến thức khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, phản ánh mô hình sản xuất, kinh doanh hay, cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề... Theo đó, mỗi năm đã có hàng ngàn ấn phẩm báo, tạp chí được phát đến tận tay đồng bào DTTS là các già làng, trưởng bản, Người có uy tín, các chiến sĩ Đồn Biên phòng, chùa Khmer…

Gần một thế kỷ đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí viết về vùng đồng bào DTTS nói riêng đã không ngừng lớn mạnh. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của Báo chí cách mạng – đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…

Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được “dòng chảy chính” của xã hội, của đất nước, phải “phò chính, diệt tà”. Mỗi bài viết, bản tin, hình ảnh đều phải lan tỏa những giá trị tốt đẹp và năng lượng tích cực, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh. Trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển như vũ bão hiện nay, làm báo mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thử thách, gian nan. Hơn lúc nào hết, đội ngũ người làm báo cần luôn trau dồi bản lĩnh, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, giữ vững giá trị cốt lõi và khẳng định sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam…”.

(Trích thư gửi các đại biểu tham dự Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu nói riêng và toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, những người làm báo cả nước nói chung của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam).


Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.