Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Báo Ấn Độ: Sự hợp tác của người dân giúp Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19

PV - 12:00, 12/04/2020

Theo tác giả SD Pradhan, điều đáng để các quốc gia khác học hỏi chính là sự hợp tác của người dân Việt nam nhằm mục tiêu chống dịch.

Người dân Việt Nam được lực lượng y tế tuyên truyền nhắc nhở công tác phòng chống dịch.
Người dân Việt Nam được lực lượng y tế tuyên truyền nhắc nhở công tác phòng chống dịch.

Những biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 có thể coi là thành công của một quốc gia nhỏ và có nguồn lực hạn chế như Việt Nam xứng đáng để cộng đồng quốc tế quan tâm và học tập. Đó là nhận định của Thời báo Ấn Độ (Times of India) số ra ngày 10/4 khi nhắc tới thành công của Việt Nam trong việc chế ngự dịch bệnh Covid-19 những tuần qua.

Bài báo trên trang điện tử của tờ Times of India viết: theo thông tin cập nhật, tính tới cuối tháng 3, số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam là 194 và không có ca tử vong nào. Còn tới ngày 6/4, đã có 95 bệnh nhân bình phục ra viện. Đây là một thành công đáng kể nếu như biết rằng Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc - nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên.

So sánh với Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ, Việt Nam chịu ít thiệt hại hơn bởi đã chủ động triển khai những bước đi từ sớm để bảo vệ người dân.

Trước tiên, Việt Nam coi việc đối phó với đại dịch Covid-19 như là một cuộc chiến, coi virus SARS-CoV-2 như là một kẻ thù. Tiếp đến, Việt Nam tiến hành các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đóng cửa các trường học kể từ sau kỳ nghỉ Tết; thậm chí quốc gia Đông Nam Á này còn cách ly, phong tỏa một xã. Việt Nam cũng triển khai cách ly 14 ngày với tất cả người từ nước ngoài về, có chính sách quản lý nghiêm ngặt và theo dõi tất cả những ai từng có tiếp xúc với virus.

Theo tác giả SD Pradhan, điều đáng để các quốc gia khác học hỏi chính là sự hợp tác của người dân nhằm mục tiêu chống dịch. Thành công này đến khi người dân Việt Nam hiểu trách nhiệm của họ và cùng thực hiện các hướng dẫn của Chính phủ. Nhiều nước khác cũng triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch như Việt Nam, nhưng không thành công bằng. Đó là bởi người dân Việt Nam ý thức được sự nguy hiểm của Covid-19.

Bài báo kết luận rằng, kinh nghiệm của Việt Nam rất quý giá với Ấn Độ. Đó chính là sự hợp tác của người dân trong tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội để có thể đi tới chiến thắng trong cuộc chiến với Covid-19./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.