Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Bản tình ca Sơn La-Luông Pha Băng”

PV - 22:10, 18/07/2022

Tối 18/7, tại Trung tâm Tổ chức sự kiện tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đã khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2022 với chủ đề “Bản tình ca Sơn La-Luông Pha Băng”.

Bài hát “Gửi người câu hát giao duyên” với màn múa phụ họa của tốp múa Sơn La và Luông Pha Băng.
Bài hát “Gửi người câu hát giao duyên” với màn múa phụ họa của tốp múa Sơn La và Luông Pha Băng.

Dự đêm khai mạc có đồng chí Khăm Khẳn Chăn Thạ Vi Súc, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng, Trưởng đoàn Đại biểu tỉnh Luông Pha Băng; Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên; Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La.

Đến với đêm khai mạc còn có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lai Châu và Quân Khu II, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng đông đảo khán giả, nhân dân, du khách của thành phố Luông Pha Băng cổ kính, xinh đẹp, thân thiện và mến khách.

Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2022 với chủ đề “Bản tình ca Sơn La-Luông Pha Băng” do tỉnh Sơn La phối hợp tỉnh Luông Pha Băng tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20/7. Đây là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào. Ngày hội Văn hóa-Du lịch do hai tỉnh Sơn La-Luông Pha Băng phối hợp tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Tiết mục múa “Nậm Tẩu” của đồng bào dân tộc Thái do tốp nữ Sơn La biểu diễn.
Tiết mục múa “Nậm Tẩu” của đồng bào dân tộc Thái do tốp nữ Sơn La biểu diễn.

Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2022 được khai mạc với chủ đề “Bản tình ca Sơn La - Luông Pha Băng”. Ngày 19/7 sẽ tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kết nối tour du lịch Sơn La-Luông Pha Băng” và đêm văn nghệ với chủ đề “Hương sắc Việt-Lào”. Ngày 20/7 bế mạc Ngày hội với chương trình nghệ thuật “Sơn La-Luông Pha Băng hội tụ và lan tỏa”.

Toàn bộ chương trình mang nội dung ca ngợi truyền thống cách mạng, truyền thống hữu nghị, gắn bó thủy chung giữa hai tỉnh Sơn La-Luông Pha Băng, cũng như hai đất nước Việt Nam-Lào nói chung trong xây dựng và bảo vệ quê hương của nhân dân các dân tộc hai tỉnh, hai đất nước. Đồng thời, ca ngợi truyền thống văn hóa đặc sắc, vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu con người, quê hương đất nước, cảnh đẹp thiên nhiên của hai tỉnh tỉnh, hai đất nước.

Màn múa “Dưới ánh bình minh ” do tốp múa Sơn La và Luông Pha Băng thể hiện.
Màn múa “Dưới ánh bình minh ” do tốp múa Sơn La và Luông Pha Băng thể hiện.

Cùng với đó, đêm khai mạc còn mang đến cho khán giả, du khách phần trình diễn trang phục dân tộc truyền thống của những cô gái-người đẹp du lịch cùng với video clip đặc biệt giới thiệu những sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo, riêng có của hai tỉnh Sơn La-Luông Pha Băng.

Trong suốt chiều dài của lịch sử hiện đại, hai tỉnh Sơn La-Luông Pha Băng nói riêng, hai đất nước Việt Nam-Lào nói chung luôn kề vai, sát cánh trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; cùng chia ngọt, sẻ bùi trong công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương đất nước, phát triển kinh tế-xã hội…, cùng kiến tạo nên mối tình đoàn kết, hữu nghị vô cùng đặc biệt, được coi là mẫu mực trong quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung, gắn bó nghĩa tình…

Đông đảo nhân dân thành phố Luông Pha Băng và du khách tới dự đêm khai mạc.
Đông đảo nhân dân thành phố Luông Pha Băng và du khách tới dự đêm khai mạc.

Hai tỉnh Sơn La và Luông Pha Băng là hai địa danh đều nằm ở phía Bắc của hai nước Việt Nam và Lào, cùng có chung đường biên giới với 13 cột mốc trên 32 km chiều dài.

Trong kho tàng văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân gian cực kỳ đặc sắc và đa dạng của cộng đồng các dân tộc hai tỉnh Sơn La và Luông Pha Băng có vô số những nét tương đồng trong ngôn ngữ, trong những làn điệu dân ca, dân vũ, những hoa văn thổ cẩm, trang phục, kiến trúc… Những điều đó như càng bồi đắp thêm cho sự gắn kết, đồng cảm từ tâm hồn đến cuộc sống, kết nối giữa quá khứ với hiện tại để rồi tiếp tục hướng tới tương lai tươi sáng, hạnh phúc và phồn vinh cho cả hai đất nước Việt Nam-Lào nói chung và hai tỉnh Sơn La- Luông Pha Băng nói riêng./.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.