Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bản nghèo xuất khẩu hàng mây tre đan

PV - 21:10, 29/01/2018

Với nguồn nguyên liệu sẵn có, bà con ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã thành lập nhóm mây tre đan để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Pháp, Đức, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Bản Diềm, có 153 hộ, chủ yếu là đồng bào Thái và Đan Lai nằm ở vùng sâu biên giới Việt-Lào, thuộc xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Thời tiết nơi đây khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, đất trồng lúa nước hạn chế… Tuy nhiên, bản Diềm có diện tích đồi rừng lớn, với nguồn nguyên liệu mây, tre sẵn có.

Nhóm mây tre đan bản Diềm, xã Châu Khê chủ yếu là người già và phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn. Nhóm mây tre đan bản Diềm, xã Châu Khê chủ yếu là người già và phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn.

 

Từ tháng 6/2014, được sự hỗ trợ của dự án VIE 028, dự án Oxfam Hồng Kông và dự án VIRI về phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, nhóm mây tre đan bản Diềm được thành lập. Mới đầu, nhóm chỉ có 17 người, tập trung toàn người già và phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn; Đến nay, nhóm đã tăng lên 22 thành viên. Sản phẩm nhóm làm ra chủ yếu dùng trong sinh hoạt hằng ngày như quạt, mâm mây, rổ, rá, gùi, ép xôi…

Chị Lang Thị Hoa, Trưởng nhóm cho biết: Ban đầu, sản phẩm làm ra của chị em tiêu thụ rất khó do đầu ra không có, kỹ thuật đan lát chưa tinh xảo; hoa văn đơn giản, chưa đẹp mắt… Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của các dự án, tổ chức phi Chính phủ, nhóm mây tre đan bản Diềm đã được cấp vốn sản xuất, tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật đan lát; đồng thời Dự án đã giới thiệu thị trường tiêu thụ tại các hội chợ và xuất khẩu sang các nước Đức, Pháp. Nhờ đó, tay nghề của các thành viên được nâng lên, đồng bào đã tự tin sáng tạo để đưa kỹ thuật đan lát hoa văn thổ cẩm vào trong sản phẩm và nhận được sự hài lòng, ưa chuộng của khách hàng. Thời gian gần đây, mỗi tháng, nhóm nhận từ 5-6 đơn hàng với hàng trăm sản phẩm được xuất khẩu; thu nhập của các thành viên đạt mức 100.000 đồng/người/ngày.

Được biết, hiện nay, ngoài việc bảo ban, hỗ trợ nhau nghiên cứu, học hỏi, trau dồi tay nghề để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng đẹp nhất, phù hợp với yêu cầu và mẫu mã mới lạ của thị trường, nhóm mây tre đan bản Diềm còn thành lập một quỹ vay vốn không lấy lãi với mức đóng góp 20.000 đồng/người/tháng để giúp đỡ những thành viên khó khăn có cơ hội được đầu tư, phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế.

Chị Vi Thị Thanh, thành viên của nhóm chia sẻ: Chồng mất sớm, bản thân một mình nuôi hai đứa con bị tật nguyền nên cuộc sống của gia đình lắm lúc rơi vào cảnh túng quẫn. Thế nhưng, kể từ khi tham gia vào nhóm mây tre đan, chị đã có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn được chị em trong nhóm cho vay vốn để nuôi lợn và gà đẻ trứng”. Sắp tới, xuất lợn, tôi có thể đủ khả năng để trả lại vốn cho nhóm”.

Với những sự cố gắng, nỗ lực của các thành viên trong nhóm, năm 2016, nhóm mây tre đan bản Diềm đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trao tặng giải Ba, Hội thi “Xóa đói giảm nghèo bền vững và phát triển nỗ lực cộng đồng”; bản Diềm cũng được UBND huyện Con Cuông công nhận là làng có nghề.

TƯỜNG VI

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận