Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ban hành mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

T.Hợp - 11:46, 22/04/2022

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-BTTTT về việc ban hành mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành, địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng căn cứ theo quy định tại quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương. Đây là một trong những bước quan trọng để Việt Nam xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.

Ban hành kèm theo Quyết định 724/QĐ-BTTTT là danh sách Mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó, có mã định danh điện tử cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

Bộ Thông tin và Truyền thông có mã định danh điện tử cấp 1.

Mã định danh điện tử cấp 2 được cấp cho khối các đơn vị tham mưu (Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các vụ), khối các đơn vị chức năng và khối các đơn vị sự nghiệp.

Mã định danh điện tử cấp 3 được cấp cho các cục (thuộc khối các đơn vị chức năng) và các trung tâm trực thuộc các đơn vị này; Các trung tâm, viện, học viện (thuộc khối các đơn vị sự nghiệp) và các đơn vị trực thuộc.

Mã định danh điện tử cấp 4 được cấp cho Học viện Công nghệ Bưu chính và các đơn vị trực thuộc.

Theo quyết định mới, bên cạnh một mã định danh điện tử cấp 1, Bộ Thông tin và truyền thông còn ban hành 35 mã định danh điện tử cấp 2 và các mã điện tử cấp 3, 4 của các cơ quan, đơn vị.

Trước đó, cũng để phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng và đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng. Đến tháng 12/2020, cả 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Tổng số hệ thống đã kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị, trong đó có 85 Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia của các bộ, ngành, địa phương; 7 cơ sở dữ liệu và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số giao dịch thực hiện qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia trong quý I/2022 là trên 134,5 triệu giao dịch, tăng 24 lần so với quý I năm 2021. Trung bình mỗi ngày có hơn 1,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.