Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bàn giải pháp thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn Chỉ thị 16 tại TP. Hồ Chí Minh

PV - 21:15, 20/08/2021

Chiều 20/8, Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh phía nam đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh về triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp tối 19/8 nhằm thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16, áp dụng một số biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự trực tuyến tại Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự trực tuyến tại Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Đình Nam

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tham dự tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tham dự trực tuyến tại Trụ sở Chính phủ. 

Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, bàn bạc rất kỹ cách tổ chức, phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ làm sao bảo đảm giãn cách nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân mọi lúc, mọi nơi.

Tại cuộc làm việc, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ cho biết, lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân. Ngoài ra, lực lượng quân y cũng sẽ cùng với các trạm y tế lưu động, tổ y tế cộng đồng tham gia điều trị, hỗ trợ y tế cho người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại nhà cũng như các trường hợp y tế khẩn cấp khác.

Để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân trong 15 ngày, Thượng tướng Võ Minh Lương đề nghị các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành công thương hợp tác giải quyết vấn đề này.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tham dự tại điểm cầu TPHCM - Ảnh: VGP/Đình Nam
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tham dự tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh- Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phạm Thị Thắng cho biết, từ ngày 23/8, người dân TP. Hồ Chí Minh bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn. Theo đó, Thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.

Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương, phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức (người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí).

Trên tinh thần “chống dịch phải an dân”, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên yêu cầu hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung. Các hành động vào cuộc phải tương xứng với biện pháp, mục tiêu đã đề ra. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ, ngành Trung ương, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch (xét nghiệm, bóc tách F0, quản lý điều trị F0 tại nhà, tổ chức tiêm vaccine…) hiệu quả. Cùng với chống dịch, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, “không bỏ sót bất cứ ai”, nhất là người khó khăn, không có điều kiện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại phương châm “Rõ-nghiêm-chắc-hiệu quả” ngay từ những ngày đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Trong thời gian tới, Thành phố phải tiếp tục quán triệt phương châm này trong thực hiện giãn cách xã hội, chú ý bảo đảm vấn đề an sinh như ăn ở, y tế… cho người dân.

Với việc tăng cường lực lượng quân đội, công an, y tế… hỗ trợ Thành phố chống dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu, các hoạt động phối hợp, hiệp đồng tác chiến phải thống nhất cụ thể, chi tiết. Đơn cử, Thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường làm nhiệm vụ. Lực lượng này phải được tiêm vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không mắc COVID-19 và không lây nhiễm cho người khác. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.