Chính sách đi vào cuộc sống
Thuận Châu là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, có 6 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Kháng, La Ha. Thời gian qua, việc triển khai các chương trình, chính sách dân tộc ở Thuận Châu đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng DTTS. Từ nguồn vốn Chương trình 135, Quyết định 2086, huyện đã đầu tư, sửa chữa và nâng cấp 164 công trình cơ sở hạ tầng. Đồng thời, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS về phân bón, giống cây, con; xây dựng các mô hình như nuôi cá, nuôi bò sinh sản, nuôi ong, nuôi lợn…
Tại xã Mường Sại, năm 2020, hộ ông Lò Văn Inh ở bản Ten Che được hỗ trợ 1 con bò từ nguồn vốn thuộc Quyết định 2086. Ngoài việc được nhận bò, gia đình ông Inh còn được tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật tiêm phòng và tiêm vắc xin phòng trừ bệnh. Nhờ đó, con bò của gia đình ông phát triển khỏe mạnh, đã sinh được 2 con bê con.
Có được kỹ thuật chăn nuôi, ông Inh vay vốn Ngân hàng Chính sách mua thêm 1 con bò để mở rộng sản xuất. “Với sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi sẽ cố gắng để phát triển kinh tế từ chăn nuôi gia súc, tìm hướng thoát nghèo”, ông Inh chia sẻ.
Theo Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu Mùa A Tủa: Việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng ổn định, cải thiện, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào DTTS. Đồng bào các DTTS đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Các chương trình, chính sách về giảm nghèo được huyện triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện còn trên 25%; giảm 15% so với năm 2015…
Chính sách đi vào cuộc sống
Thuận Châu là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, có 6 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Kháng, La Ha. Thời gian qua, việc triển khai các chương trình, chính sách dân tộc ở Thuận Châu đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng DTTS. Từ nguồn vốn Chương trình 135, Quyết định 2086, huyện đã đầu tư, sửa chữa và nâng cấp 164 công trình cơ sở hạ tầng. Đồng thời, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS về phân bón, giống cây, con; xây dựng các mô hình như nuôi cá, nuôi bò sinh sản, nuôi ong, nuôi lợn…
Tại xã Mường Sại, năm 2020, hộ ông Lò Văn Inh ở bản Ten Che được hỗ trợ 1 con bò từ nguồn vốn thuộc Quyết định 2086. Ngoài việc được nhận bò, gia đình ông Inh còn được tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật tiêm phòng và tiêm vắc xin phòng trừ bệnh. Nhờ đó, con bò của gia đình ông phát triển khỏe mạnh, đã sinh được 2 con bê con.
Có được kỹ thuật chăn nuôi, ông Inh vay vốn Ngân hàng Chính sách mua thêm 1 con bò để mở rộng sản xuất. “Với sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi sẽ cố gắng để phát triển kinh tế từ chăn nuôi gia súc, tìm hướng thoát nghèo”, ông Inh chia sẻ.
Theo Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu Mùa A Tủa: Việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng ổn định, cải thiện, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào DTTS. Đồng bào các DTTS đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Các chương trình, chính sách về giảm nghèo được huyện triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện còn trên 25%; giảm 15% so với năm 2015…