Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bài thuốc từ cây rau bô binh

BTK - 15:57, 20/07/2020

Rau bô binh còn có tên gọi là tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, cúc áo… là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Trong dân gian thường dùng cây rau bô binh để chữa một số bệnh sau.

Bài thuốc từ cây rau bô binh

Chữa đau lưng do làm quá sức: Rau bô binh 150 - 180g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ; Chia 4 - 5 lần uống trong 2 ngày, uống liền 7 - 10 ngày.

Chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết: Rau bô binh 100 - 200g, nấu với 4 - 5 lít nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1 - 2 lần là có kết quả.

Chữa chấn thương phần mềm nhẹ, tụ máu đau nhức: Rau bô binh cả lá và hoa, lá cây đại, mỗi vị 10 - 15g, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, ngày 1 - 3 lần.

Chữa đau răng, sâu răng: Rau bô binh cả hoa và lá, rửa sạch cho thêm ít muối, giã nhỏ đặt vào chỗ đau. Hoặc lấy rau bô binh 50g, rửa sạch, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi.

Chữa viêm họng do lạnh: Rau bô binh cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10 - 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.

Chữa đau nhức do phong thấp: Rau bô binh 30 - 60g, rửa sạch sắc nước uống, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày.

Chữa trẻ nhỏ cam tích: Rau bô binh 15g, gan lợn 30 - 60g. Rửa sạch lá rau bô binh rồi cho lá xuống đáy nồi, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín, ngày chia 2 lần, ăn liền 5 - 7 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.