Chữa bệnh dạ dày: Trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài hương tô tán (lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (tô tử 6-12g, la bạc tử 8-12g, bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
Làm trắng da, sạch mụn: Tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.
Giảm sưng khớp và phòng ngừa bệnh Gout: Sao khô tía tô (cả lá lẫn thân) rồi tán thành bột để pha trà uống hằng ngày, hoặc nhào bột với nước nóng thành bột nhão đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ.