Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế

Như Ý - 17:43, 21/06/2023

Cây khế còn có tên gọi khác là ngũ liễm tử, dương đào, khế giang… có vị ngọt hoặc chua, tính bình. Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc… Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế, mời bà con tham khảo.

Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc…
Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc…

Trị khớp xương đau nhức: Rễ khế 150g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 10 ml.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Lá khế 16g, sinh địa, lá tre, mã đề, lá dâu và sắn dây mỗi vị 12g. Đem sắc uống hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kèm sốt: Lá khế tươi đem rửa sạch và bọc trong vải vắt lấy nước, thêm đường vào và đun sôi. Thêm nho, cam, chuối thái nhỏ và táo tây (gọt vỏ, cắt miếng). Tiếp tục đun cho sôi và dùng ăn khi nóng.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200 ml, mật ong. Cách làm thật đơn giản: Mua khế về rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Chữa sốt cao lên kinh giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 8g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị bệnh chân tay lở ngứa: Hoa khế 15g, thương truật 10g, kim ngân hoa 10g, tỳ giải 10g, ngưu tất 10g, hoàng bá sao vàng 10g, phòng phong 10g, chi tử 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng lá khế, hoa khế nấu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể chỗ da ngứa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trị cảm cúm: Quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 10 - 30 ml rượu và uống.

Tiêu sưng, giảm đau và giải độc do té ngã: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

Sát trùng và chống ngứa: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng.

Ngộ độc, chảy máu chân răng: Uống nước ép từ quả khế mỗi lần 100 ml, ngày 2 lần.

Trị bệnh sỏi tiết niệu: Khế tươi 7 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3 - 4 tuần.

Chữa tiểu tiện không thông: Khế 7 quả, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250 ml nước, còn 100 ml. Uống ấm. Kết hợp với 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn (theo Nam dược thần hiệu).

Chống viêm, chữa viêm họng: Quả khế 20 - 40g. Sắc lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế 20 - 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.

Thuốc thúc sởi: Quả khế phơi khô 20g, rau rệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 2

Sơ cứu ngộ độc: Quả khế không kể liều lượng, ép lấy nước uống và đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Lá khế đã sao qua xoa đắp vào nơi tổn thương.

Chữa hen suyễn trẻ em: Lá khế 20g, dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống.

Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế tươi 10g, hoa khế 10g, lá chanh 10g. Nấu nước uống, phần bã đem đắp thái dương, gan bàn chân.

Sau khi sởi bay: Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 3

Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

Chữa sốt rét: Hoa khế 30g, ngưu tất 30g, hoa kim ngân 30g, chi tử 30g, sài hồ 30g. Sắc uống.

Trị bệnh kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc uống.

Chữa ho: Hoa khế 10g, hoa đu đủ đực 10g, lá tía tô 10g. Sắc uống.

Hoặc: Hoa khế 20g, gừng tươi 20g. Hoa khế rửa sạch, phơi khô. Giã gừng tươi lấy nước cốt. Sau đó ngâm hoa khế và nước cốt gừng 30 phút, đổ hỗn hợp này vào chảo, sao đến khi hoa khế khô lại, cất vào lọ thủy tinh. Mỗi khi dùng cho một ít vào ấm trà, pha nước sôi ủ 15 phút rồi uống.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 4

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao) 12g, cam thảo nam 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày 1 thang.

Trị lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 100m.

Chữa viêm da dị ứng, lở sơn: Chỗ da tiếp xúc với sơn bị sưng đỏ, phỏng mụn nước, mẩn ngứa dùng quả khế thái miếng hoặc lá khế giã nhỏ, gói vào vải, xát trực tiếp lên vùng bị lở sơn hoặc đắp vào.

Phòng ngừa hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh: Vỏ cây hồng bì 30g, quả khế 20g và rễ cây quả giun 20g. Đem sắc với nhiều nước và uống thay nước lọc.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 5

Giảm độc khi uống rượu: Những người uống rượu quá nhiều, thậm chí có thể ngộ độc có thể dùng khế để hỗ trợ. Các axit hữu cơ có từ 800 - 1.250 mg/100g khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.

Lưu ý

Quả khế chứa Axit Oxalic có thể cản trở quá trình hấp thu canxi từ những thực phẩm khác. Vì vậy không nên dùng quá nhiều khế, đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn phát triển, người mắc bệnh thận và người có nguy cơ loãng xương cao.

Khế chua chứa nhiều Axit, vì vậy không nên dùng cho người mắc các bệnh lý về dạ dày và hạn chế ăn khi đói.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.