1. Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng
Bài thuốc 1: Khổ sâm 16g, uất kim 8g, hương phụ 8g, lá khôi tía 20g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, cam thảo nam 16g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 2: Bồ công anh, lá khổ sâm và nhân trần mỗi vị 12g, chút chít và lá khôi tía mỗi vị 10g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 30g uống với nước sôi để nguội.
2. Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng
Bài thuốc 1: Dùng tầm phỏng và lá khôi mỗi vị 100g. Đem các vị sắc lấy nước uống, đồng thời nên nấu lá khôi và dùng nước tắm hàng ngày.
Bài thuốc 2: Lá khôi tía 10g, đem băm nhỏ và sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị ké đầu ngựa, lá khôi tía, lá mã đề và kim ngân hoa mỗi vị 12g, đơn đỏ 25g. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia đều thành 3 lần và dùng trước khi ăn.
3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp
lấy lá thông 8g, ké đầu ngựa 16g, dây kim ngân 10g, lá khôi tía 12g, lá bạc thau (sao) 12g, rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g. Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện khoảng 3 – 5 liệu trình để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
4. Bài thuốc điều trị viêm phế quản và viêm họng
Dùng bột nếp, mật ong lượng vừa đủ, lá khôi tía 100g. Băm nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi, sau đó bỏ bã và đun cho nước sền sệt. Trộn đều với mật ong và bột nếp làm thành 20 viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày./.
5. Bài thuốc chữa ghẻ lở
Lấy một nắm lá khôi nhung tươi. Rửa sạch lá khôi rồi đun lấy nước. Pha loãng nước ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để tắm. Có thể ngâm rửa các vùng da bị ghẻ lở hoặc dùng bã lá độc lực chà xát trực tiếp vào vùng da bị bệnh.
6. Chữa nổi mề đay do huyết trệ
Lấy khôi tía (15g); cỏ nhọ nồi, sài đất, kim ngân hoa (12g mỗi vị); đương quy vĩ, đan bì, xích thược (10g mỗi vị). Đem sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang.
7. Chữa thấp khớp
Chuẩn bị rễ gối hạc, ké đầu ngựa (16g mỗi vị); lá khôi tía, lá bạc thau, lá đơn mặt trời (12g mỗi vị); dây kim ngân (10g) và lá thông (8g). Đem sắc chia làm 3 lần uống trước hai bữa ăn chính là trước khi đi ngủ.
8.Chữa phát ban do phong nhiệt
Chuẩn bị 20g mỗi vị nhẫn đông đằng, thổ phục linh, thương nhĩ tử và lá khôi tía. Mỗi ngày dùng một thang thuốc để sắc uống.
Lưu ý:
-Nên sử dụng đúng và đủ liều lượng thì sẽ đạt được hiệu quả tốt, không nên lạm dụng, dùng lá khôi quá liều (hơn 250g/ngày) thì cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, da tái xanh.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng lá khôi chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:
-Lựa chọn lá khôi tươi, không sâu bệnh và sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Các bài thuốc dân gian với lá khôi có thể giúp ích khi mức độ bệnh lý còn nhẹ, các triệu chứng chưa phát triển nghiêm trọng.
- Cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng vì cần thời gian để vị thuốc lá khôi ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng.
- Trong quá trình điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-2,5 lít).