Chữa viêm phế quản, khàn giọng: Sử dụng 6g trám, 6g trà xanh, 1 thìa mật ong, cho trám vào đun sôi 5 phút, tiếp tục cho trà xanh vào đun trong 15 phút. Sau đó chắt lấy nước rồi hòa với mật ong để uống.
Chữa ho khan: Sử dụng trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.
Chữa mất tiếng, viêm họng cấp, khô rát cổ và viêm amidan: Quả trámđem rửa sạch bụi bẩn, sau đó để ráo nước và đem muối như muối chanh. Mỗi ngày bạn lấy một lượng vừa đủ ra ngậm hoặc pha nước uống. Có thể dùng phối hợp trám tươi để hãm lấy nước uống và làm tăng tác dụng chữa đau họng.
Chữa ho gà: Sử dụng quả trám đem rửa sạch bằng nước, rồi nấu chung với đường phèn. Sau đó lọc lấy phần nước cốt tiết ra để uống. Uống cho đến khi khỏi hẳn.
Chữa viêm khí phế quản mạn tính, ho có đờm, đau sưng họng: Trám 30g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g, cam thảo 6g. Cả 4 vị thuốc đều thái vụn, chia nhiều ấm nhỏ hãm cho uống trong ngày. Dùng liên tục một đợt 7 – 20 ngày.
Chữa bệnh động kinh: Trám tươi 480g, uất kim 24g, phèn chua 24g. Trước tiên, đập nát trám rồi cho nước vào sắc kỹ, lấy bỏ hạt rồi lại cho uất kim vào sắc cùng, cuối cùng cho phèn chua sắc tiếp, cô còn chừng 500ml là được, uống mỗi ngày 20ml vào buổi sáng sớm với nước ấm.
Chữa cổ họng sưng đau, miệng ráo, lưỡi khô, nhiều đờm: Quả trám trắng tươi 500g, đường trắng 125g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho 125g đường trắng, hoà tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 8 – 15ml, uống với nước đun sôi để nguội.
Chữa cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu: Quả trám trắng 10g, rễ sậy (lô căn) 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc trong 30 phút.
Chữa đau răng, sâu răng: Quả trám đốt thành than, tán mịn, trộn với xạ hương. Bôi và xỉa vào chỗ đau.
Chữa sởi, thủy đậu, nổi ban, sốt phát ban: Trám 20g, củ cải 500g, rau mùi 30g. Củ cải thái lát thêm nước nấu với trám, sau thêm rau mùi, đường trắng (hoặc chút muối, khuấy đều, gạn lấy nước cho uống, Ngày sắc 1 lần, chia uống nhiều lần trong ngày.
Viêm da: Trám tươi 1kg sắc với 1l nước bằng lửa nhỏ, sau đó lọc bỏ bã lấy nước ngâm để chữa các bệnh lý ngoài da như viêm loét, viêm phần phụ...
Kiết lỵ: Quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 - 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh như cua, cá, lòng trắng trứng... Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.
Chữa nứt nẻ kẽ chân, gót chân khi trời rét: Hạt trám đốt thành than, tán mịn, thêm dầu lạc hay dầu vừng, trộn đều. Bôi hàng ngày.
Giải rượu: Sử dụng 12 quả trám và 12g phèn chua, dùng nước rửa sạch quả trám sau đó lấy dao khứa bốn đến năm đường rồi phét phèn vào trong những vết khứa. Sau đó cho vào mồm nhai nhỏ để giã rượu. Hoặc sử dụng 10 quả trám tươi sắc cùng với nước uống giải rượu rất nhanh.
Chữ nôn mửa khi có thai: Trám 12g, vỏ quýt 9g, dùng lửa to hấp cách thủy cho chín rồi uống, mỗi ngày 1 lần, dùng để chữa chứng nôn mửa khi có thai.
Hỗ trợ điều trị sốt cao, khô môi và khát nước: Chuẩn bị vài quả trám, đem rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống. Sau đó uống đều đặn hàng ngày cho đến khi cắc triệu chứng có những chuyển biến tích cực.
Trị đau răng, sâu răng: Đốt quả trám thành than, tán nhỏ cùng một ít xạ hương, sau đó nhét vào chỗ bị sâu răng. Ngoài ra có thể lấy vỏ trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng và đme phơi khô sau đó sắc lấy nước, ngậm 10p rồi nhổ đi, ngày làm nhiều lần.
Có tác dụng thanh nhiệt: Trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ lọc nước uống nóng. Tác dụng thanh phế nhiệt, hóa đàm, thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho.
Viêm tắc mạch máu: Dùng quả trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200 g. Liệu trình 1-2 tháng.
Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: Lấy 3 – 5 quả trám, sắc lấy nước để uống.
Hóc xương cá: Dùng quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước.
Hoặc: Lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần.
Hoặc: Chỉ lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần.
Hoặc: Lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ.
Lưu ý
Không nên quá lạm dụng quả trám bởi trong quả trám có chứa nhiều chất đạm, nếu thường xuyên sử dụng có thể gây nên bệnh tăng cân hoặc làm tăng nguy cơ béo phì, nhiễm mỡ máu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều trám có thể gây ra nhức đầu hoặc buồn nôn.
Trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, những người đang điều trị bệnh lý bằng thuốc Tây, bị dị ứng với các thành phần của quả trám,… nên tham vấn chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc phía trên./.