Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bài học đoàn kết từ con đường mang tên Hạnh Phúc

PV - 14:22, 16/08/2020

Bắt đầu từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, con đường Hạnh Phúc nhiều năm qua đã đem lại hạnh phúc thực sự cho đồng bào các dân tộc nơi vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang.

Con đường Hạnh Phúc được khởi đầu và thành hình từ công sức và cả máu xương của hàng vạn thanh niên xung phong từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước. Ảnh: Hoàng Quang
Con đường Hạnh Phúc được khởi đầu và thành hình từ công sức và cả máu xương của hàng vạn thanh niên xung phong từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước. Ảnh: Hoàng Quang

Theo tài liệu ghi lại, để miền núi bằng với miền xuôi, Trung ương khi về Việt Bắc đã quyết định làm con đường Hạnh Phúc giúp đồng bào có đường đi thuận lợi. Con đường Hạnh Phúc dài gần 200 km, được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày 10/3/1965, là huyền thoại về sức trẻ của lực lượng thanh niên xung phong 16 dân tộc thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Dương.

Trên những cung đường Hạnh Phúc, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh bình yên. Đồng bào dân tộc cày bừa, trồng ngô trên những núi đá khô cằn. Ảnh: Minh Tâm
Trên những cung đường Hạnh Phúc, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh bình yên. Đồng bào dân tộc cày bừa, trồng ngô trên những núi đá khô cằn. Ảnh: Minh Tâm
Bà con các dân tộc sinh hoạt, làm ăn sinh sống bên con đường Hạnh Phúc. Ảnh: Hoàng Quang
Bà con các dân tộc sinh hoạt, làm ăn sinh sống bên con đường Hạnh Phúc. Ảnh: Hoàng Quang

Từ con đường Hạnh Phúc, hệ thống giao thông huyết mạch của tỉnh Hà Giang hôm nay đã không ngừng phát triển, kết nối Hà Giang với các vùng miền trong cả nước. Bài học từ sự đoàn kết trong quá trình mở đường Hạnh Phúc mãi là phương hướng để Hà Giang không ngừng vươn lên, trở thành điểm sáng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.


Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.