Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bác sĩ đông y Trần Mạnh Phúc: Tận tâm, tận lực vì sức khỏe cộng đồng

PV - 17:38, 24/07/2018

Thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về:“Phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, trong năm 2018, huyện Bắc Hà (Lào Cai) có bác sĩ Trần Mạnh Phúc, cán bộ khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà là một trong 2 cá nhân tiêu biểu vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Anh đang nỗ lực cống hiến, bảo tồn và phát huy các cây thuốc, bài thuốc quý, đồng thời đóng góp thiết thực cho việc phát triển lĩnh vực đông y trên địa bàn huyện.

Đến thăm Khoa Y học cổ truyền-Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà, ấn tượng đầu tiên là sự tất bật của các y, bác sĩ khi đang thực hiện thăm khám, châm cứu, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân. Bên ngoài khu vực chờ có khoảng 10-15 bệnh nhân. Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Trần Mạnh Phúc cho biết: Hiện nay đã có nhiều bệnh nhân tin tưởng tìm đến khoa Y học cổ truyền để nhờ các y, bác sĩ thăm khám, điều trị. Các bệnh nhân chủ yếu mắc các chứng bệnh về thần kinh và xương khớp như: rối loạn tiền đình, đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… Công việc hàng ngày của các y, bác sĩ trong khoa cũng tất bật, nhưng niềm vui lớn nhất là được phục vụ nhân dân, thấy được sự chuyển biến tích cực sau quá trình điều trị của người bệnh.

bác sĩ Trần Mạnh Phúc Việc xây dựng các vườn thuốc Nam mẫu đang được các xã của huyện Bắc Hà chú trọng thực hiện.

Sinh năm 1974, đã có thâm niên hơn 16 năm gắn bó với ngành Y tế huyện , bác sĩ Trần Mạnh Phúc là 1 trong 2 cá nhân tiêu biểu, điển hình của huyện vừa vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh Lào Cai trong thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X. Hơn 16 năm công tác, dù ở cương vị công tác nào, anh cũng được đồng nghiệp và các bệnh nhân đánh giá là người cán bộ y tế nhiệt tình, trách nhiệm với công việc và có chuyên môn vững vàng.

Chia sẻ về sự tâm huyết, gắn bó trong nghề nghiệp của bản thân, bác sĩ Trần Mạnh Phúc cho biết: “Được công tác tại ngành y tế huyện là một sự may mắn đối với bản thân tôi. Tôi luôn mong muốn đi sâu tìm hiểu, học hỏi để có thể duy trì, bảo tồn và phát huy các bài thuốc quý của đồng bào các dân tộc vùng cao”.

Hiện nay, với việc kết hợp một cách hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc khám chữa bệnh, khoa Y học cổ truyền đã từng bước tạo dựng được niềm tin của các bệnh nhân khi đến khám và điều trị. Chính điều này đã góp phần giảm chi phí cho người bệnh, hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến. Nhiều bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực sau quá trình điều trị tại Bệnh viện.

Hiện nay, huyện Bắc Hà đã thành lập được Hội Đông y với hơn 20 thành viên. Đó là những ông lang, bà mế, những y bác sĩ trong ngành và cả những người có các bài thuốc Nam quý đang tâm huyết, gắn bó với lĩnh vực phát triển đông y của huyện. Mục đích thành lập của Hội là tập hợp những cá nhân có chung niềm tâm huyết, gắn bó vì sự phát triển chung của nền đông y của huyện; Tiếp đó là cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn về đông y; duy trì, bảo tồn và phát huy các cây thuốc, bài thuốc quý chữa bệnh trong dân gian, xây dựng các vườn thuốc Nam quý để phục vụ lâu dài công tác chữa bệnh đông y…

Tuy nhiên, hoạt động của Hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bởi thực tế nguồn quỹ để “duy trì” và phát triển Hội đều do các thành viên tự đóng góp, gây dựng và số tiền cũng ít ỏi, không đủ khả năng để thực hiện những công việc cần thiết của Hội. Vì vậy, rất cần sự chung tay góp sức của các ban ngành đoàn thể trong huyện cùng chính quyền các xã và bà con nhân dân các dân tộc địa phương.

KHUẤT LINH

Tin cùng chuyên mục
Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Tập trung khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học ở các trường miền núi

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Tập trung khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học ở các trường miền núi

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.026 cơ sở giáo dục, trong đó rất nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện miền núi bao năm vẫn trong tình trạng thiếu thiết bị giảng dạy và học tập. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp, dự kiến hoàn thành ngay trong học kỳ I năm nay, với kinh phí 200 tỷ đồng.