Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bạc Liêu: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật vùng DTTS

PV - 10:44, 05/09/2018

Để triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 56/ KH-UBND ngày 12/6/2018 (Kế hoạch 56) nhằm thực hiện hiệu quả Đề án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết một số mục tiêu, nội dung và giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch 56 trên địa bàn?

Tỉnh Bạc Liêu xác định, từ nay đến năm 2021, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở được phổ biến,

giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin rộng rãi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp.
Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu tặng Bằng khen cho Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền 2017. Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu tặng Bằng khen cho Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền 2017.

 

Theo đó, phải có trên 80% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc theo yêu cầu, nhiệm vụ. Trên 70% đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn được phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước…

Đặc biệt, tiếp tục triển khai tuyên truyền sâu rộng các chính sách dân tộc; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135; các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS; chính sách về đào tạo nghề nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu; hướng dẫn đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các DTTS (tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, ẩm thực của các DTTS…) gắn với phát triển du lịch; vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS.

Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước ta; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực phản động; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Ông có thể cho biết những giải pháp mà địa phương chú trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền?

Bạc Liêu sẽ chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn. Trong đó, triển khai xây dựng thí điểm và nhân rộng các hình thức tuyên truyền, thông tin hiệu quả, phù hợp với phong tục, tập quán, địa bàn và nhu cầu của đồng bào vùng DTTS. Đối với vùng đông đồng bào dân tộc Khmer, nội dung tuyên truyền còn được gắn liền với nội dung cơ bản Chỉ thị số 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, tỉnh đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động tới toàn thể cộng đồng, người dân hiểu, nhận thức sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại địa phương, cơ sở. Biểu dương kịp thời mô hình tiêu biểu, gương điển hình làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong vùng đồng bào.

Ban Dân tộc tỉnh được giao trách nhiệm là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Đề án này, với tổng kinh phí triển khai thực hiện hơn 1 tỷ 750 triệu đồng.

Xin cảm ơn ông!

HẠNH NGUYÊN

 

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.