Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bạc Liêu: Cận cảnh cây đàn kìm được chế tác từ hơn 500kg muối

Tào Đạt - Chúc Ly - 18:16, 06/03/2025

Cây đàn kìm cao 4,1m, ngang 3,5m được làm từ hơn 500kg muối các loại (gồm muối trắng, muối đen và muối tiêu) để đính lên khung sắt chiếc đàn. Thời gian hoàn thiện sau 41 ngày với 10 nhân công và phải làm tới lần thứ 9 mới thành công. Hiện tại, cây đàn kìm đang được trưng bày tại không gian Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.

Cây đàn kìm làm từ muối đang được trưng bày tại không gian Festival Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 ở Quảng trường Hùng Vương, TP. Bạc Liêu.
Cây đàn kìm làm từ muối đang được trưng bày tại không gian Festival Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 ở Quảng trường Hùng Vương, TP. Bạc Liêu
Cây đàn kìm không phải do các nghệ nhân chế tác, cũng không phải từ người chuyên làm nghề muối mà là sản phẩm của anh Hồ Chí Ân, giáo viên dạy môn Mỹ thuật của Trường Tiểu học Long Điền Tiến (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Cây đàn kìm không phải do các nghệ nhân chế tác, cũng không phải từ người chuyên làm nghề muối mà là sản phẩm của anh Hồ Chí Ân, giáo viên dạy môn Mỹ thuật của Trường Tiểu học Long Điền Tiến (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu)
Anh Hồ Chí Ân chia sẻ, sự kiện Festival Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 là sự kiện lớn trong năm của tỉnh, anh nghĩ mình nên làm một cái gì đó độc lạ liên quan đến muối, vì vậy anh đã nghĩ ngay đến làm cây đàn kìm cách điệu từ hạt muối vì nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Anh Hồ Chí Ân chia sẻ, sự kiện Festival Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 là sự kiện lớn trong năm của tỉnh, anh nghĩ mình nên làm một cái gì đó độc lạ liên quan đến muối, vì vậy anh đã nghĩ ngay đến làm cây đàn kìm cách điệu từ hạt muối vì nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương
Ban đầu khi lên ý tưởng thiết kế anh Ân phải vẽ đi vẽ lại cây đàn kìm hàng chục lần trên giấy rồi mới quyết định thực hiện.
Ban đầu khi lên ý tưởng thiết kế anh Ân phải vẽ đi vẽ lại cây đàn kìm hàng chục lần trên giấy rồi mới quyết định thực hiện
Sau khi xong bản vẽ, anh tự đi chọn mua muối đem về, rồi rửa sạch để loại những bỏ hạt muối nhỏ, lấy lại các hạt muối lớn chắc chắn.
Sau khi xong bản vẽ, anh tự đi chọn mua muối đem về, rồi rửa sạch để loại bỏ những hạt muối nhỏ, lấy lại các hạt muối lớn chắc chắn. Tiếp đó, đem rang khoảng 30 phút (rang bằng nhiều chảo, mỗi chảo rang khoảng 0,5kg muối) để hạt muối không còn độ ẩm, với nhiều nhiệt độ khác nhau, nhằm tạo ra những mảng màu khác nhau
Để hạn chế tan chảy trong điều kiện tự nhiên, anh Ân phải làm đi làm lại gần chục lần. Quá trình đính các hạt muối được thực hiện từ những vị trí đơn giản đến các chi tiết phức tạp (đường cong) phải rất công phu, dùng dụng cụ nhỏ để gắp từng hạt đính lên. Nếu không khéo là các hạt muối bị nổ (bể) ra sẽ phải làm lại.
Để hạn chế tan chảy trong điều kiện tự nhiên, anh Ân phải làm đi làm lại gần chục lần. Quá trình đính các hạt muối được thực hiện từ những vị trí đơn giản đến các chi tiết phức tạp (đường cong) phải rất công phu, dùng dụng cụ nhỏ để gắp từng hạt đính lên. Nếu không khéo là các hạt muối bị nổ (bể) ra sẽ phải làm lại
Cận cảnh quá trình lắp đặt cây đàn kìm làm từ muối tại Quảng trường Hùng Vương, TP. Bạc Liêu
Cận cảnh quá trình lắp đặt cây đàn kìm làm từ muối tại Quảng trường Hùng Vương, TP. Bạc Liêu
Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải cho biết, cây đàn kìm cách điệu làm từ những hạt muối tạo nên sự độc đáo, mới lạ. Tác phẩm nhằm tôn vinh nghề muối, đưa hạt muối vươn xa, hơn. Giá trị của hạt muối như được kết tinh, hội tụ lại vào chiếc đàn kìm, trở thành văn hóa của Bạc Liêu, mang đậm tình đất, tình người.
Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải cho biết, cây đàn kìm cách điệu làm từ những hạt muối tạo nên sự độc đáo, mới lạ. Tác phẩm nhằm tôn vinh nghề muối, đưa hạt muối vươn xa, hơn. Giá trị của hạt muối như được kết tinh, hội tụ lại vào chiếc đàn kìm, trở thành văn hóa của Bạc Liêu, mang đậm tình đất, tình người
Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...