Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Kạn: Thông qua kế hoạch vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Hoàng Minh - 07:15, 26/07/2022

Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X vừa thông qua kế hoạch vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 của tỉnh.

Người dân Bắc Kạn tham gia vệ sinh môi trường, xây dựng NTM
Người dân Bắc Kạn tham gia vệ sinh môi trường, xây dựng NTM

Theo đó, kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 của tỉnh Bắc Kạn dự kiến là 830.140 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 780.000 triệu đồng; nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương (cấp tỉnh) đối ứng 50.140 triệu đồng.

Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 185.334 triệu đồng (ngân sách Trung ương 180.000 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương 5.334 triệu đồng); Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 532.033 triệu đồng (ngân sách Trung ương 500.000 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương: 32.033 triệu đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 112.773 triệu đồng (ngân sách Trung ương 100.000 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương 12.773 triệu đồng).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.