Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Kạn: Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiếu Anh - 13:03, 01/08/2021

Lợi dụng địa bàn vùng sâu vùng xa, đồng bào DTTS khó khăn trong tiếp cận thông tin, thời gian qua, nhiều đối tượng đã thực hiện trót lọt các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Bắc Kạn. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác với loại tội phạm này, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng dồn sức phòng chống Covid 19.

Người dân tới khai báo bị lừa đảo điểm đoạt tài sản. (Ảnh Công an Bắc Kạn cung cấp)
Người dân tới khai báo bị lừa đảo điểm đoạt tài sản. (Ảnh Công an Bắc Kạn cung cấp)

Nhiều thủ đoạn tinh vi

Theo thông tin từ Công an tỉnh Bắc Kạn, từ cuối 2019 đến tháng 6/ 2020, D.T.L., sinh năm 1995, trú tại thôn Khuổi Lính, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm (Bắc Kạn) là nhân viên bưu điện văn hóa xã Bằng Thành, đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân trên địa bàn, thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, L. đưa ra thông tin Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có gói gửi tiết kiệm ưu đãi với 10 triệu đồng, mức lãi suất là 1,2 triệu đồng sau 10 ngày gửi. 

Với phương thức trên, L. đã chiếm đoạt tài sản của 30 người, với tổng số số trên 1 tỷ đồng. Vụ việc đang được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Kạn hoàn thiện thủ tục truy tố trước pháp luật.

Thời gian qua, cơ quan công an cũng đã tiến hành bắt giữ, khởi tố điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Hà Tấn Hữu (30 tuổi), trú tại huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn). Cụ thể, Hữu đã sử dụng đăng ký xe giả để bán 1 chiếc xe ô tô, với giá 555 triệu đồng cho một người tên là T.V. S, trú tại TP. Bắc Kạn. 

Sau khi bị cơ quan Công an bắt giữ, đối tượng Hữu khai nhận đã lừa đảo chiếm đoạt chiếc xe ô tô trên, rồi sử dụng đăng ký giả để bán. Ngoài ra, Hữu đã chiếm đoạt tài sản của nhiều người khác trên địa các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên với thủ đoạn tương tự.

Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Bắc Kạn, từ 25/5/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc kạn xảy ra 15 vụ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với giá trị thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng. Đến nay, cơ quan chức năng đã làm rõ được 13 đối tượng trong các vụ án nêu trên.

Nâng cao cảnh giác

Theo Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn diễn biến phức tạp. 

Một số phương thức, thủ đoạn phổ biến trước đây, nay vẫn được các đối tượng tiếp tục sử dụng như: Giả danh cán bộ công an, kiểm sát, tòa án gọi điện yêu cầu chuyển tiền vật chứng, giả danh người thân nhắn tin nhờ chuyển tiền, giả danh người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam, sau đó tiếp tục giả danh là nhân viên thuế, hải quan gọi ra sân bay yêu cầu nộp thuế, tiền phạt… vẫn còn xảy ra.

Công an tỉnh Bắc kạn tuyên truyền người dân cảnh giác với tội phạm. (Ảnh Công an Bắc Kạn cung cấp)
Công an tỉnh Bắc kạn tuyên truyền người dân cảnh giác với tội phạm. (Ảnh Công an Bắc Kạn cung cấp)

Bên cạnh đó, trên địa bàn xuất hiện phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới qua mạng internet, mạng viễn thông gây thiệt hại lớn về tài sản gây bức xúc trong dư luận. Các loại hình đầu tư giao dịch ngoại hối, đầu tư tiền ảo mới xuất hiện thời gian qua khiến cho nhiều người sập bẫy. 

Dự báo về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong tình hình mới, tại báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn, do ông Nguyễn Long Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn ký, đã nêu rõ: Các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt qua internet, viễn thông vẫn còn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản với các thủ đoạn tinh vi hơn. Một số đối tượng còn lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là công nghệ thông tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Ngoài ra, Bắc Kạn là tỉnh miền núi, người dân chủ yếu là đồng bào DTTS, trình độ dân trí còn hạn chế, với bản tính thật thà, hiền lành, chất phát các đối tượng dễ dàng dụ dỗ đưa ra thông tin gian dối để lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin hòng chiếm đoạt tài sản.

Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị, các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền đến toàn thể Nhân dân phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo. Cơ quan tiến hành tố tụng làm tốt hơn nữa công tác tiếp nhận giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. 

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. UBND tỉnh cũng đề nghị, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, các biện pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo; ngăn chặn mua bán tài khoản ngân hàng, sim rác…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.