Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bắc Hà (Lào Cai): Lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển du lịch

Hào Hương - 14:10, 11/11/2024

Bắc Hà là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Với định hướng đưa huyện trở thành điểm đến đặc sắc trên hành trình khám phá Tây Bắc, Bắc Hà đã và đang định hình sản phẩm du lịch nông nghiệp sinh thái. Cùng với các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, du lịch nông nghiệp sinh thái đang góp thêm sắc màu cho vùng cao nguyên trắng.

Toàn huyện Bắc Hà hiện có 1.041 ha chè Shan tuyết hữu cơ; trong đó có nhiều rừng chè cổ thụ, nhiều cây chè hàng trăm tuổi được các gia đình trao truyền từ đời này qua đời khác. (trong ảnh: Rừng chè San tuyết cổ thụ ở xã Hoàng Thu Phố)
Toàn huyện Bắc Hà hiện có 1.041ha chè Shan tuyết hữu cơ; trong đó có nhiều rừng chè cổ thụ, nhiều cây chè hàng trăm tuổi được các gia đình trao truyền từ đời này qua đời khác. (Trong ảnh: Rừng chè San tuyết cổ thụ ở xã Hoàng Thu Phố)

Phát triển nền nông nghiệp sạch

Là huyện miền núi, vùng cao nhưng Bắc Hà có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có hơn 54 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm khoảng 79,6% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Thiên nhiên lại ưu đãi thêm cho vùng cao nguyên trắng khí hậu tương đối đa dạng; đặc biệt là khí hậu á nhiệt đới, rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, với các vùng chuyên canh nông sản lớn.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bắc Hà, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng cây ăn quả ôn đới, với diện tích hơn 1.300ha, sản lượng quả tươi thu hoạch hằng năm đạt 4.800 tấn. Trong đó có những cây trồng đặc sản như mận Tam hoa, lê VH6,...

Huyện Bắc Hà phấn đấu đến năm 2025 có 1.762ha cây ăn quả; 300ha cây dược liệu; 300ha rau trái vụ, 9.587ha quế, tổng đàn lợn đen đạt 39.700 con, tổng đàn gà địa phương đạt 210.000 con. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.610 tỷ đồng.

Đặc biệt, huyện Bắc Hà đang là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lào Cai. Toàn huyện hiện có hơn 3.380ha sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; với nhiều cây trồng chủ lực như: Quế (diện tích 2.085ha); chè Shan tuyết (1.041ha); rau chất lượng cao (200ha);...

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Hà cho biết, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đang là động lực để huyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân. 

Chỉ riêng sản xuất hữu cơ từ chè và quế đã mang lại cho nông dân Bắc Hà khoảng 320 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp địa phương.

Đây là những thành quả bước đầu của huyện Bắc Hà trong thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, từ năm 2021 đến nay, huyện Bắc Hà có thêm điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị khi được thụ hưởng nguồn lực từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện Bắc Hà tiếp tục ưu tiên đầu tư trong nông nghiệp. Nhân dân đang từng bước có những thay đổi tích cực trong tư duy, cách làm nông nghiệp hàng hóa; thực hiện cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Bắc Hà (Lào Cai): Lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển du lịch 1
Ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà đang có thêm hướng đi mới, với mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch nông nghiệp trải nghiệm. (Trong ảnh: Du khách trải nghiệm hái mận tam hoa chín trên cao nguyên trắng Bắc Hà)

Tại Hội nghị toàn thể Ban chỉ đạo các chương trình MTQG và Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa diễn ra ngày 05/11/2024, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà, ông Nguyễn Duy Hòa yêu cầu, UBND huyện tiếp tục tăng cường các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, từng bước nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

“Các thành viên Ban chỉ đạo huyện cần sâu sát hơn nữa với cơ sở, kip thời nắm bắt tình hình để tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong những tháng cuối năm 2024; đồng thời, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến năm 2025”, ông Hòa đề nghị.

Hướng đi mới cho nông nghiệp xanh

Ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà đang có thêm hướng đi mới, với mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch nông nghiệp trải nghiệm. Đây là những mô hình kinh tế mang đa giá trị; thay vì chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, nông dân Bắc Hà giờ đây có thêm cơ hội phát triển du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và tăng thu nhập.

Bắc Hà (Lào Cai): Lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển du lịch 2
Đến với các điểm du lịch cộng đồng ở Bắc Hà, du khách được trải nghiệm làm nông dân, được tản bộ thăm thú bản làng, nhất là vào mùa mận tam hoa chín rộ, hay như mùa làm cốm... (Ảnh: Đ.N)

Gia đình chị Sẻng Thị Hiển ở thôn Na Lo, xã Tà Chải có 60 gốc mận đã 8 năm tuổi. Sản lượng hằng năm trung bình đạt khoảng 2 tấn quả/vụ. Ngoài việc bán cho thương lái, gia đình chị cũng đón khách du lịch vào trải nghiệm và mua sản phẩm.

Chị Hiển chia sẻ: “Vườn mận nhà mình năm nào cũng có khách du lịch. Trong quá trình khách tham quan, mình còn là hướng dẫn viên, vừa giới thiệu về nông sản địa phương, vừa giới thiệu về văn hóa dân tộc mình cho khách”.

Trong 10 tháng năm 2024, giá trị các ngành hàng nông nghiệp của huyện Bắc Hà đạt 763,948 tỷ đồng. Trong đó, các ngành hàng chủ lực đều đạt giá trị cao, như: Cây ăn quả ôn đới đạt 121,95 tỷ đồng; cây chè đạt 107,6 tỷ đồng; cây rau trái vụ, rau an toàn đạt 55,68 tỷ đồng; gà địa phương 53,87 tỷ đồng; cây quế đạt 228,6 tỷ đồng; lợn đen bản địa đạt 170,76 tỷ đồng; dược liệu 25,51 tỷ đồng;...

Du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch nông nghiệp trải nghiệm là những sản phẩm du lịch còn khá mới ở Bắc Hà. Nhưng, dư địa để phát triển thành các sản phẩm du lịch chủ lực của huyện là rất lớn khi mà huyện đang phấn đấu trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai nói riêng, của vùng Tây Bắc nói chung.

Mỗi thời điểm trong năm, vùng cao nguyên trắng đều có sản phẩm nông nghiệp độc đáo, mang bản sắc riêng của địa phương để du khách được trải nghiệm. Đây chính là điều kiện để nông nghiệp và du lịch “nên duyên”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Từ những cách làm tự phát ban đầu, hiện mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch nông nghiệp trải nghiệm ở huyện Bắc Hà đang được đầu tư, triển khai bài bản hơn. Đặc biệt, giá trị của sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp đang được khai thác tối đa tại các điểm du lịch cộng đồng. Đến với các điểm du lịch cộng đồng ở Na Hối, Tà Chải, thị trấn Bắc Hà,... du khách được trải nghiệm làm nông dân, được tản bộ thăm thú bản làng, nhất là vào mùa mận tam hoa chín rộ, hay như mùa làm cốm...

Tiềm năng về du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch nông nghiệp trải nghiệm của huyện Bắc Hà đang có cơ hội để phát triển mạnh mẽ sau khi UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030” tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024. Trong Đề án, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách tham quan loại hình du lịch cộng đồng; tổng thu từ du lịch cộng đồng chiếm 10% trong tổng số thu từ khách du lịch của tỉnh.

Theo ông Đinh Công Hải, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà, những năm gần đây, các loại hình du lịch cộng đồng phát triển khá mạnh, đem lại diện mạo mới cho ngành Du lịch của địa phương. Khi kết hợp giữa du lịch cộng đồng với du lịch nông nghiệp sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch rất độc đáo, nhất là trong điều kiện huyện có nhiều sản phẩm OCOP đã đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao.

""Mô hình du lịch cộng đồng thôn Đội 3, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà gắn với dân tộc Tày sẽ được đầu tư theo Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh Lào Cai.
"Mô hình du lịch cộng đồng thôn Đội 3, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà gắn với dân tộc Tày sẽ được đầu tư theo Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh Lào Cai.

“Bên cạnh những sản vật địa phương như xôi ngũ sắc, bánh chưng đen, bánh dày, thắng cố, khâu nhục, lợn cắp nách, gà bản, phở... thì nay Bắc Hà còn có nhiều đặc sản mới như: Gạo khẩu Nậm Xít, chè shan tuyết Bản Liền là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Lào Cai; rượu ngô đặc sản Bản Phố - sản phẩm OCOP 4 sao, lạc đỏ địa phương”, ông Hải chia sẻ.

Có thể thấy, định hướng phát triển nông nghiệp xanh, đa giá trị đang được huyện Bắc Hà cụ thể hóa bằng những bước đi cụ thể. Bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030 theo Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, hiện ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tập trung hướng mạnh các hoạt động phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, coi đó là thế mạnh để nông nghiệp Bắc Hà có thêm một nguồn lực để bứt phá trong giai đoạn mới.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.