Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Thiên An - 06:22, 19/04/2024

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.

 Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng tỉnh Bắc Giang năm nay có sự tăng trưởng tích cực
Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng tỉnh Bắc Giang năm nay có sự tăng trưởng tích cực

Theo kết quả công bố, năm 2023, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC với kết quả đạt 92,18%. Từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh có 6 lần đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cả nước. Xếp vị trí thứ 2 là TP. Hải Phòng, đạt 91,87%; TP. Hà Nội đạt 91,43%, xếp thứ 3. Tỉnh Bắc Giang đạt 91,16%, tiếp tục xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

Trong các chỉ số thành phần, chỉ số xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh tiếp tục xếp thứ Nhất cả nước. Các chỉ số: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tài chính công tiếp tục nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Về Chỉ số hài lòng, Bắc Giang xếp thứ 38 cả nước, với 81,62 điểm, tăng 6 bậc so với năm 2022. Chỉ số hài lòng được đánh giá qua 5 yếu tố cơ bản là: Tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, công chức, kết quả dịch vụ và việc tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.

Kết quả Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng tỉnh Bắc Giang năm nay có sự tăng trưởng tích cực, cho thấy những nỗ lực, quyết tâm đẩy mạnh CCHC của chính quyền các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.