Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Minh Thu - 08:20, 16/10/2024

Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (bìa trái) thăm mô hình vườn trồng lan ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Phước Thắng, huyện Bác Ái.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (bìa trái) thăm mô hình vườn trồng lan ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Phước Thắng, huyện Bác Ái

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương để giảm nghèo

Huyện đã triển khai hiệu quả nhiều dự án; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương với địa phương, nhất là triển khai khá tốt các dự án về hỗ trợ sinh kế cho người dân như cây giống, con giống. Qua kiểm tra sơ bộ, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719.

Ông Hà Việt Quân Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719

Tận dụng lợi thế về diện tích đồng cỏ rộng, huyện Bác Ái đã chủ trương vận động đồng bào Raglay phát triển mô hình chăn nuôi bò. Với sự quan tâm. Hỗ trợ của Nhà nước từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhiều gia đình đã có cuộc sống khá giả hơn trước.

Trưởng thôn Tà Lú 3, xã Phước Đại, huyện Bác Ái, anh K’tơ Phân cho biết, hiện có hơn 95% hộ gia đình đồng bào Raglay trong thôn đã có thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi bò. Nhà nào nhiều thì có đến hơn 50 con, gia đình nào ít cũng phải 10 - 20 con.

Ở thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành, trước đây, gia đình anh Pi Năng Quốc từng chăn nuôi bò với số lượng nhỏ và tự phát nên hiệu quả không cao. Sau khi được hỗ trợ về nguồn vốn, được tập huấn kiến thức chăn nuôi, kỹ thuật làm chuồng trại và cách phòng dịch, gia đình anh Quốc đã có 5 - 7 con bò, mỗi năm bán 2 lứa bò lấy thịt, thu lãi trên 35 triệu đồng.

Đến xã Phước Tân, tìm vào vườn dược liệu đang được triển khai tại đây, chúng tôi được các cán bộ địa phương cho hay, huyện đánh giá cao về dự án trồng, nghiên cứu, sản xuất cây dược liệu, bởi cây dược liệu được kỳ vọng lớn trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng, mang tính cạnh tranh lâu dài, bền vững.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bác Ái đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi bò.
Nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bác Ái đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi bò

Để nâng tầm quy mô, chính quyền và ngành chức năng huyện Bác Ái đã tính tới việc vận động bà con cùng góp đất chuyển đổi trồng cây dược liệu để mở rộng vùng sản xuất. Hiện vườn dược liệu đang thu hút hàng chục lao động là đồng bào Raglay với mức thu nhập ổn định từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Theo chia sẻ của anh Pinang Phong, thôn Đá Trắng, xã Phước Tân, hiện, cả vợ và cháu anh đều đang làm việc tại vườn dược liệu với mức thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng.

“Công việc ươm trồng cây dược liệu được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, nay đã thuần thục công việc. Gia đình mình chọn nơi đây làm việc vì gần nhà, thu nhập ổn định”, anh Phong cho biết.

Thống nhất, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Là một trong những huyện nghèo của cả nước, với hơn 90% dân số là đồng bào Raglay, những năm gần đây, nguồn lực từ các chương trình MTQG, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) cùng với quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Bác Ái đã chú trọng hỗ trợ sản xuất, từng bước tạo điều kiện để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu.

Từ nguồn lực của các chương trình MTQG, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự chịu khó và tinh thần quyết tâm cao của người dân, đến nay Bác Ái từng bước thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng bền vững; đời sống của nhiều gia đình đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể.

Chính quyền huyện Bác Ái đang nỗ lực vận động người dân chuyển đổi sản xuất, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chính quyền huyện Bác Ái đang nỗ lực vận động người dân chuyển đổi sản xuất, chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế

Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Bác Ái giảm còn 34,81%, hộ cận nghèo 8,78%. Để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, theo lãnh đạo UBND huyện Bác Ái, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tập trung quy hoạch mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp ở những vùng chủ động nguồn nước tưới, đồng thời tiếp tục vận động bà con chuyển đổi cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Tại cuộc làm việc với huyện Bác Ái về triển khai Chương trình MTQG 1719 mới đây, ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719 khẳng định: “Huyện đã triển khai hiệu quả nhiều dự án; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương với địa phương, nhất là triển khai khá tốt các dự án về hỗ trợ sinh kế cho người dân như cây giống, con giống. Qua kiểm tra sơ bộ, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Hà Việt Quân cũng lưu ý huyện Bác Ái trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 cần phải có sự thống nhất, tập trung vào các công trình, dự án để đem lại kết quả phục vụ người dân tốt nhất. Cần triển khai hiệu quả hơn nữa việc sử dụng các nguồn vốn để giải quyết sinh kế, hỗ trợ người dân thoát nghèo...

Từ nguồn lực của các chương trình MTQG, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự chịu khó và tinh thần quyết tâm cao của người dân, đến nay Bác Ái từng bước thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng bền vững; đời sống của nhiều gia đình đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.