Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bà Tư Châu làm việc thiện

PV - 10:32, 18/09/2018

Dù đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất cùng nhiều huy chương cao quý khác nhưng bà Nguyễn Thị Châu (còn gọi là Tư Châu), 78 tuổi, ngụ xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vẫn rất khiêm tốn khi kể về mình: “Làm cách mạng chỉ mong nước nhà thống nhất, người dân không bị nô lệ, đói nghèo chớ đâu mong Nhà nước phong tặng gì đâu”.

Bà Nguyễn Thị Châu (Tư Châu). Bà Nguyễn Thị Châu (Tư Châu).

Tham gia cách mạng năm 18 tuổi, bà Nguyễn Thị Châu đã được tổ chức phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau như làm giao liên, đưa thư mật… Từ năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, bà đã bị bọn chiêu hồi chỉ điểm bắt giam tra tấn đến 5 lần nhưng một lòng kiên trung với Đảng. Người bạn đời của bà cũng hy sinh trong một trận càn của địch. Sau năm 1975, người nữ thương binh hạng 3/4 ấy tiếp tục tham gia cách mạng với nhiều cương vị khác nhau tại tỉnh Đồng Tháp và nghỉ hưu năm 1990. Bà đã được nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.

Ông Trần Văn Tỏ, ngụ xã Nhị Mỹ kể: “Mang tiếng về hưu chớ có hưu đâu, chỉ làm việc Đảng, Nhà nước tối ngày, nhất là làm chuyện từ thiện rất nổi tiếng ở xã này ai mà hổng biết. Thân thì bị thương tích do tù đày vậy mà có lo cho bản thân đâu, Có bao nhiêu tiền hưu, tiền thương binh chỉ lo làm cầu, sửa đường, giúp người nghèo hết sạch”.

Con đường bà Châu tự bỏ tiền làm Con đường bà Châu tự bỏ tiền làm

Hiện nay, mỗi tháng bà Châu có số tiền xấp xỉ 6 triệu đồng từ lương hưu và trợ cấp thương binh. Bà đã “bỏ ống” 50% số tiền ấy để làm công tác xã hội tại địa phương. Không dừng lại ở đó, 3 người con của bà đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh cũng thường xuyên gởi tiền về cho mẹ mình trên cuộc hành trình nhân ái. Không dừng lại ở đó, bà Châu còn đi vận động từ các đồng đội cũ, các công ty, xí nghiệp, người thân để có nguồn kinh phí hỗ trợ hằng năm trên 100 triệu đồng cho những gia đình nghèo, trẻ em bất hạnh. Riêng năm 2017, bà Nguyễn Thị Châu đã cấp phát 100 phần quà trị giá 25 triệu đồng cho người nghèo; 160 bộ mùng, mền cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm Thần và bệnh viện Lao; 150 phần quà khác cho trẻ em nghèo, hiếu học.

Tết Nguyên đán 2018, bà Châu đã “đập heo đất” cùng sự hỗ trợ của các con được 100 triệu đồng để tự nguyện đóng góp các công trình mở rộng đường giao thông nông thôn tại các ấp đi lại khó khăn của xã Nhị Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, bà đã vận động được trên 100 phần quà (mỗi phần trị giá 250.000 đồng) để giúp bà con nghèo có điều kiện vui Xuân đón Tết.

Ông Lê Cẩm Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Mỹ cho biết thêm: “Bà Tư Châu là tấm gương sáng cho toàn thể Đảng bộ học tập, làm theo. Bà là một đảng viên tiêu biểu, một thương binh sáng ngời ý chí cách mạng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của địa phương để con cháu noi theo.”

PHAM THỊ ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.