Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ba người đẹp chia sẻ quan điểm về chủ đề "nhạy cảm": Nghề hoa hậu

PV - 23:28, 11/04/2023

Cùng tham gia buổi Talkshow “Nghề Hoa hậu,” Hoa hậu Bảo Ngọc, Hoa hậu Lương Thùy Linh và Á hậu Phương Nhi đã có những chia sẻ vô cùng đặc biệt với góc nhìn và quan điểm riêng về chủ đề này.

Ba người đẹp chia sẻ quan điểm về chủ đề "Nghề hoa hậu." (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ba người đẹp chia sẻ quan điểm về chủ đề "Nghề hoa hậu." (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ở mỗi cuộc thi nhan sắc, các cô gái sau khi đăng quang dễ dàng “một bước lên mây” nhờ danh xưng Hoa hậu. Vì thế, việc gây ra nhiều tranh cãi rằng liệu Hoa hậu có phải một “nghề” mà nhiều cô gái vẫn luôn mơ ước hay không? Dưới góc nhìn của “người trong cuộc,” các hoa hậu: Bảo Ngọc, Lương Thùy Linh và Á hậu Phương Nhi đã đồng lòng bác bỏ ý kiến “Hoa hậu là một nghề”.

Theo đó, Miss Intercontinental 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc cho rằng, nếu nói Hoa hậu là một nghề thì thực sự không đúng. Vì nếu là nghề nghiệp thì nhân sự ấy phải được đào tạo, có chuyên môn và công việc thì luôn có những đầu mục rõ ràng. Thực tế, Hoa hậu thì không như thế. Bảo Ngọc còn chỉ ra, khi một “Beauty Queen” giới thiệu bản thân sẽ thường là “tôi là Hoa hậu” thay vì “tôi làm Hoa hậu.” Vì thế, việc xếp Hoa hậu vào các nghề nghiệp hiện nay là chưa phù hợp.

Hoa hậu Lương Thùy Linh cũng có những góc nhìn riêng đặc biệt. Với cô, hoa hậu là một danh xưng và từ danh xưng ấy giúp cho các cô gái có thể dễ dàng tiếp cận những cơ hội theo đuổi và thực hiện các nghề nghiệp trong mơ của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là biết nắm bắt và chuyển hóa cơ hội thành thành công. Vì thế, mặc dù hoa hậu là danh vị, nhưng người đẹp luôn chọn thực hiện nghĩa vụ của danh xưng ấy đầy trách nhiệm như cách mình làm một nghề.

Trong khi đó, “em út” Á hậu Phương Nhi cũng đồng ý kiến với hai đàn chị về việc hoa hậu không phải nghề nghiệp mà là danh xưng cao quý, là bàn đạp để đưa các cô gái tiến xa hơn trong hành trình theo đuổi ước mơ của mình. Nàng hậu gốc Thanh Hóa chia sẻ về việc được truyền cảm hứng từ chính Hoa hậu Lương Thùy Linh.

Khi còn là cô sinh viên nhút nhát, Á hậu Phương Nhi đã theo dõi Lương Thùy Linh và rất ấn tượng bài nói của người đẹp này trong một buổi Talkshow tiếng Anh. Và từ đó, Phương Nhi mới nghĩ đến và quyết định “phá kén” dấn thân vào cuộc thi hoa hậu.

Nhan sắc ba người đẹp trong buổi giao lưu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Nhan sắc ba người đẹp trong buổi giao lưu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Một nội dung khác cũng được bàn luận trong buổi Talkshow lần này, là “sắc đẹp có phải một tài năng hay không?”.

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã để lại ấn tượng với quan điểm: “Sắc đẹp không phải một tài năng, duy trì sắc đẹp mới là tài năng”. Người đẹp Cao Bằng cho biết luôn tin tưởng vào sức mạnh của tri thức và không ngừng trau dồi cho bản thân. Cô chia sẻ, nhan sắc bên ngoài rồi sẽ tàn phai, nhưng nền tảng kiến thức vững chắc sẽ tạo nên giá trị lâu dài và nội lực vững chắc hơn cho chúng ta. Từ đó, nó tạo nên vẻ đẹp có chiều sâu bền vững và đầy khí chất.

Hoa hậu Bảo Ngọc cũng đồng thuận với ý kiến này của nàng Hậu Lương Thùy Linh. Cô chia sẻ thêm: “Theo Ngọc thấy, giờ đây các cuộc thi hoa hậu không còn đơn thuần là cuộc chiến của nhan sắc, cuộc chiến của các Layout nữa, mà nó còn có sự ganh đua về trình độ và sự hiểu biết của các cô gái". 

Có thể thấy, các nàng hậu ngày nay đang dần trở thành những phụ nữ hiện đại, trưởng thành cả về nhan sắc lẫn tri thức, nội lực bên trong. Họ hướng tới hình mẫu những người đẹp vừa có sắc, có tài vừa truyền được cảm hứng và đóng góp tích cực cho xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.