Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Australia thử nghiệm dùng ruồi bản địa để thụ phấn cây trồng

PV - 10:02, 06/04/2023

Australia dự định thử nghiệm dùng một loại ruồi bản địa để thụ phấn cho cây trồng tại Mid North Coast - vùng trồng cây việt quất lớn nhất của Australia ở phía Đông Bắc bang New South Wales.

Ảnh minh họa. (Nguồn: ABC)
Ảnh minh họa. (Nguồn: ABC)

Theo phóng viên tại Sydney, Australia dự định thử nghiệm dùng một loại ruồi bản địa để thụ phấn cho cây trồng tại Mid North Coast - vùng trồng cây việt quất lớn nhất của Australia ở phía Đông Bắc bang New South Wales - sau một đợt bùng phát loài ve Varroa gây hại ong mật trong khu vực.

Cuối năm ngoái, các tổ ong xung quanh thành phố Coffs Harbour, vùng Mid North Coast đã bị tiêu hủy để ngăn chặn sự phát triển của ve Varroa - loài chuyên sống ký sinh ở ong, làm tê liệt khả năng bay, thu thập thức ăn và thụ phấn của ong.

Giám đốc điều hành công ty kinh doanh quả mọng Berries Australia, bà Rachel Mackenzie, cho biết ve Varroa gây tác hại rất lớn. Chúng làm mùa màng thất bát tại một số khu vực trồng cây mâm xôi và dâu đen, làm sụt giảm chất lượng quả mọng ở một số khu vực khác, đồng thời gây tốn kém chi phí thụ phấn cho những người trồng trọt.

Tình hình trên đã khiến Berries Australia hợp tác với cơ quan nghiên cứu nghề làm vườn Hort Innovation để mở rộng dự án thụ phấn bằng ruồi bản địa tại khu vực Coffs Coast, thành phố Coffs Harbour.

Bà cho biết ý tưởng về dự án này xuất hiện khi những người trồng trọt nhận ra rằng họ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào ong mật châu Âu để thụ phấn cho cây trồng.

Giống như ong mật, loài ruồi bản địa Eristalis tenax (ruồi “đuôi chuột”) hút mật ở hoa và có khả năng thụ phấn khi chúng tiếp xúc với phấn hoa và mật hoa.

Đợt thử nghiệm tại Coffs Harbour dự kiến sẽ do Đại học New England (Australia) và công ty công nghệ hạt giống seedPurity chủ trì nhằm tìm hiểu cách thức ruồi “đuôi chuột” thụ phấn tại các trang trại trồng cây cho quả mọng trong khu vực.

Thử nghiệm cũng sẽ đánh giá cách thức mà những người trồng trọt sử dụng ruồi bản địa để thay thế ong mật thụ phấn cho cây trồng.

Giáo sư Cameron Spurr làm việc tại seedPurity, cho biết việc giúp những người trồng trọt ở Coffs Coast vượt qua “định kiến” đối với ruồi là rất quan trọng. Hầu hết mọi người coi ruồi là loài gây hại, song có nhiều loài ruồi có ích.

Sau khi được giải thích về loại ruồi mà các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm, nhiều người dân đã muốn tham gia dự án.

Kết quả đầy hứa hẹn tại các trang trại dâu đen ở bang Tasmania là một trong những lý do khiến Giáo sư Spurr tự tin thí điểm ở Coffs Harbour sắp tới.

Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm ở Coffs Harbour dự kiến sẽ được khởi động vào tháng Tư tới và kéo dài trong vòng 3 năm./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.