Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

“ATM gạo” về Bình Định: Ấm áp sự sẻ chia

Lê Phương - 17:23, 16/04/2020

Chiều 15/4, cây “ATM gạo” đầu tiên ở Bình Định đã hoạt động và đặt tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Hội LHTN tỉnh phối hợp, chuẩn bị sẵn sàng 10 tấn gạo (trị giá 120 triệu đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh) cho ngày đầu vận hành cây “ATM gạo”.

“ATM gạo” về Bình Định
Các đoàn viên thanh niên chuẩn bị phát gạo cho bà con

Với thông điệp “Nếu bạn cần, hãy đến lấy; Nếu bạn ổn, hãy nhường cho người khác”, “ATM gạo” ở Bình Định mở từ 7 giờ đến 10 giờ sáng và từ 14 giờ đến 17 giờ chiều. Đây là mô hình đã được triển khai tại một số tỉnh, thành trong cả nước để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Chia sẻ niềm xúc động khi nhận được gạo hỗ trợ trong cơn đại dịch Covid-19, bà Nguyễn Thị Tiến, ở phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn chia sẻ: Nhà có hai vợ chồng và bốn đứa con; trước tôi làm nông nhưng nay không còn ruộng để làm nên đi làm công nhân cho xưởng gỗ. Do dịch bệnh Covid-19 nên xưởng gỗ tạm ngừng hoạt động. Nhiều ngày nay, gia đình không có nguồn thu nhập, cũng không có tiền mua lương thực, thức ăn. Nay nghe thông báo đi nhận gạo hỗ trợ tôi vui lắm.

“ATM gạo” về Bình Định 1
Các đoàn viên thanh niên chia gạo cho bà con

Ngay khi nghe có thông tin về mô hình “ATM gạo”, nhiều đơn vị, cá nhân đã liên lạc, tìm hiểu thông tin để ủng hộ gạo hoặc tiền mua gạo cho bà con. Đại diện Nhóm thiện nguyện Cà phê Gió Hồ tâm sự: “Nhóm chúng tôi ủng hộ lần này 500kg gạo với mong muốn chung tay giúp đỡ bà con khó khăn vượt qua cơn đại dịch Covid-19”.

Ông Hồ Sĩ Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, cho biết: “Chúng tôi dự kiến đợt này sẽ phát gạo liên tục trong 10 ngày. Gạo đã chuẩn bị khoảng 10 tấn, giờ này chúng tôi nhận thêm 20 tấn nữa và tiếp tục kêu gọi các đơn vị ủng hộ gạo  để phát cho bà con. Ngoài ra, các đối tượng người nghèo, người bán vé số, khuyết tật sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng”.

Do ngày đầu tiên triển khai, số người tập trung quá đông trong một thời điểm nên không đảm bảo được khoảng cách an toàn xã hội.
Do ngày đầu tiên triển khai, số người tập trung quá đông trong một thời điểm nên không đảm bảo được khoảng cách an toàn xã hội.

Ông Dũng cũng cho biết thêm, cây “ATM gạo” đang triển khai thí điểm, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm một hoặc hai cây nữa. Đồng thời khuyến cáo bà con, gạo đủ để hỗ trợ tất cả các hộ đang thiếu đói do dịch bệnh; Vì vậy, bà con không nên tập trung cùng một lúc, chờ đợi mệt mỏi, mất thời gian, không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, chưa kể tạo áp lực lớn cho khâu tổ chức”.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.