Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 07:45, 05/12/2024

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.

Tổ công tác nhanh chóng đến khu vực xảy ra sự cố để hỗ trợ người dân
Tổ công tác nhanh chóng đến khu vực xảy ra sự cố để hỗ trợ người dân

Ngày 4/12, Đồn Biên phòng Lạc Quới, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang nhận được thông tin từ ông Trương Ngọc Đồng (Trưởng ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn) về việc 1 chiếc ghe chở lúa bị chìm tại khu vực cầu T6 trên địa bàn.

Ngay sau khi nhận được tin báo và xin ý kiến của Thủ trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đơn vị đã cử tổ công tác gồm 10 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Chính trị viên phụ trách, trang bị áo phao, phao cứu sinh cơ động đến hiện trường phối hợp cùng với ban ngành địa phương tiến hành hỗ trợ vận chuyển số lúa từ chiếc ghe bị chìm sang ghe khác và khắc phục một số sự cố trên ghe bị chìm.

Được biết, chiếc ghe bị chìm mang biển kiểm soát ĐT 25132, là loại ghe gỗ, trọng tải 60 tấn, do ông Ngô Tấn Vàng (sinh năm 1974, trú tại khóm Long Hưng, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên) điều khiển, trên ghe còn có vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm: 1976. Khi ông Vàng đang chở lúa từ huyện Tri Tôn về thành phố Long Xuyên qua đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6 thì bị chìm.

Vụ việc không gây thiệt hại về người, tài sản bị hư hại khoảng 54 tấn lúa tươi, trị giá khoảng 200 triệu đồng. Hiện, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với các ban ngành địa phương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.