Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

An Giang: Nhiều hoạt động Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

PV - 15:11, 08/08/2018

Năm 2018, an Giang Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/188820/8/2018). Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tri ân của người dân an Giang trước những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng Việt nam.

Tôn Đức Thắng Khu nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng cho biết, các hoạt động đảm bảo thiết thực, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự giác, trách nhiệm, hăng say và sáng tạo trong lao động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; phải đảm bảo an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém. Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào thi đua của địa phương, đơn vị nhằm tạo khí thế sôi nổi, sâu rộng hướng về cơ sở.

Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức có hiệu quả các hoạt động thi đua như: Hội nghị xúc tiến đầu tư; cuộc thi sáng tác ca khúc, ca cổ về Bác Tôn trên phạm vi toàn quốc; Tuần lễ Văn hóa và Du lịch kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP . Long Xuyên; Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XVI; các giải thể thao chào mừng 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; Giải thưởng Tôn Đức Thắng; xây dựng công trình chào mừng.

Để Lễ Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng được tổ chức trọng thể, ý nghĩa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức đợt tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm ôn lại thân thế, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Theo đó đến nay, nhiều địa phương, đơn vị đã tiến hành đăng ký, triển khai thực hiện nhiều công trình thiết thực chào mừng Kỷ niệm. Điển hình, UBND TP . Long Xuyên đăng ký danh mục 9 công trình chào mừng, gồm: xây dựng quảng trường Tôn Đức Thắng (thuộc dự án Golden City); nâng cấp chỉnh trang vỉa hè đường Trần Hưng Đạo; nâng cấp, đồng bộ 120 tuyến đường giao thông đô thị; khởi công dự án nâng cấp và mở rộng đô thị TP . Long Xuyên; xây dựng cổng chào thành phố; xây dựng 4 khu nhà ở (137 nền) cho hộ nghèo tại các phường: Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa và xã Mỹ Hòa Hưng; thực hiện dự án vòng xoay đèn 4 ngọn; phố đi bộ công viên Nguyễn Huệ; kêu gọi đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm Thương mại Vịnh Trà.

Bên cạnh đó, An Giang cũng là nơi hội tụ nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh, Hoa, Chăm và Khmer với những nét văn hóa rất phong phú và đa dạng. Thông qua việc xác định phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, lợi ích của cộng đồng cư dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng tham gia theo chủ trương xã hội hóa các hoạt động du lịch…, từ đó, chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc được phát huy.

Bà Huỳnh Thị Như Lam, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch An Giang cho biết: An Giang hiện có 26 làng nghề thủ công được UBND tỉnh công nhận. Trong số này, có một số làng nghề của đồng bào DTTS như Làng dệt lụa Tân Châu, làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo; làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong. Lễ Đôn-tahội đua bò Bảy Núi, Lễ Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer; Lễ hội văn hóa Búng Bình Thiên-Tháng chay Ramadan, Tết Roya Haji của dân tộc Chăm huyện An Phú…

Đặc biệt, du khách đến với An Giang được thưởng thức các loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc như hát dù kê, múa trống, múa chằng của người Khmer; hát dân ca, múa trống paranưng, kèn saranai của người Chăm...

Phát huy lợi thế sẵn có của tỉnh, cùng với các hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng sẽ đưa An Giang trở thành điểm đến “Hội tụ-khám phá-lan tỏa” trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

SONG VY

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.