Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Âm mưu chia rẽ và chân tướng những kẻ đội lốt dân tộc, tôn giáo (Bài 2)

PV - 10:04, 07/07/2023

Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch đối với địa bàn Tây Nguyên là tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga” hoặc “Nhà nước Đêga Cao nguyên” ở Đông Dương, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”.

Các đối tượng trong vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk bị lực lượng Công an bắt giữ
Các đối tượng trong vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk bị lực lượng Công an bắt giữ

Không thể đánh tráo bản chất

Về tính chất vụ án, Trung tướng Tô Ân Xô - Người Phát ngôn Bộ Công an đã khẳng định, đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Lực lượng Công an đã có tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ án xảy ra còn do có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thậm chí cử đối tượng từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam để dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng bố. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

“Bộ Công an Việt Nam mong muốn các nước, bạn bè quốc tế tích cực phối hợp, hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra, xử lý vụ án nói riêng, trong đấu tranh phòng, chống khủng bố nói chung”, Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ.

Ngày 20/6/2023, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ), thay mặt Bộ Công an Việt Nam, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt - Cục trưởng Cục An ninh nội địa đã có bài phát biểu quan trọng, nêu rõ 4 nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam. Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt nhấn mạnh, Việt Nam kiên quyết lên án và chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức và ủng hộ các biện pháp chống khủng bố của các nước, các tổ chức quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế. Các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam.

Các tổ chức này lợi dụng địa bàn các nước Đông Nam Á lập văn phòng trá hình, lôi kéo, tuyển mộ, huấn luyện thành viên; lợi dụng Internet và mạng xã hội tuyên truyền, xúi giục, hướng dẫn phần tử xấu trong nước thực hiện các vụ tấn công khủng bố lực lượng thực thi pháp luật và người dân vô tội.

Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt nêu rõ, vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 là vụ khủng bố. Cơ quan Công an đã đã bắt giữ nhiều nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công.

“Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này. Đồng thời, Việt Nam kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự”, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt nêu rõ.

Như vậy, bản chất của vụ tấn công trụ sở chính quyền ở xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 được xác định rõ là vụ khủng bố có tổ chức, có yếu tố chỉ đạo từ bên ngoài. Khủng bố là hành vi cả thế giới lên án và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực, chung tay phối hợp hành động nhằm phòng, chống hành vi đặc biệt nguy hiểm này. Sự thực đó cho thấy, hoàn toàn không có cái gọi là người Thượng vì phẫn uất, “bị cướp hết đất đai”, “bị phân biệt đối xử”, “đẩy đến đường cùng”… như luận điệu các thế lực xấu rêu rao, đả kích trên báo chí, mạng xã hội thời gian qua.

Âm mưu chia rẽ, kích động chống phá ở Tây Nguyên

Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch đối với địa bàn Tây Nguyên là tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga” hoặc “Nhà nước Đêga Cao nguyên” ở Đông Dương, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”. Kích động mâu thuẫn để hình thành các “điểm nóng xung đột”, làm mất ổn định an ninh, chính trị, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Đối tượng Y Krếc Byă tại cơ quan Công an.
Đối tượng Y Krếc Byă tại cơ quan Công an.

Những năm gần đây, các tổ chức FULRO lưu vong như: “Hội những người miền núi” (MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)... ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động đồng bào Tây Nguyên chống chính quyền, đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập. Cơ quan chức năng đã làm rõ âm mưu, thủ đoạn của những tổ chức phản động đội lốt tôn giáo như “Tin lành Đề ga”, “Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”... do các đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ lập ra, móc nối với các phần tử phản động trong nước chuyên kích động, lôi kéo những người cả tin, thiếu hiểu biết gây ra các vụ biểu tình, bạo loạn chính trị. Nhiều vụ việc có sự “đạo diễn” của tổ chức phản động lưu vong như Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS). Nhiều năm nay, BPSOS đã móc nối với các tổ chức phản động như “Người Thượng đứng lên vì công lý”, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” tổ chức huấn luyện cho một số đối tượng có tư tưởng chống đối ở trong nước với âm mưu hình thành các hội, nhóm tôn giáo bất hợp pháp, làm công cụ để tập hợp lực lượng phục vụ mưu đồ chống phá Việt Nam.

Ở trong nước, tàn dư của lực lượng FULRO có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và kích động phá hoại, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương. Điểm đáng chú ý trong luận điệu của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu là tuyên truyền “đất Tây Nguyên là của người Thượng”, rêu rao “người Kinh cướp đất của đồng bào trên chính quê hương của mình”… Tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, nhất là đạo “Tin lành Đêga” nhằm “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc. Tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các DTTS với người Kinh, giữa đồng bào với các cấp ủy đảng, chính quyền…

Đáng chú ý, các đối tượng lợi dụng những thiếu sót, những tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, những khó khăn trong đời sống của đồng bào các DTTS để xuyên tạc đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước hòng gây sự hoài nghi, chia rẽ trong đồng bào. Lợi dụng một số cán bộ địa phương có sai lầm, khuyết điểm hoặc những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm giữa doanh nghiệp với bà con địa phương về đền bù, giải phóng mặt bằng để kích động tụ tập đấu tranh, gây rối, biểu tình. Chiêu bài nguy hiểm là xoáy vào vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, vấn đề đất đai, xem đây là những “ngòi nổ” để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, “bài Kinh”. Trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người dân tộc ở Tây Nguyên”, kêu gọi Mỹ, Liên hợp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Chân tướng nhóm “Người Thượng vì công lý”

Một trong những tổ chức có hoạt động chống phá nguy hiểm là nhóm “Người Thượng vì công lý”. Theo tài liệu của cơ quan An ninh tỉnh Đắk Lắk, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” (Montagnards Stand For Justice) được thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động Y Phic Hdok (sinh sống tại Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu vong khác. Để hoạt động, nhóm này đã lấy cái danh mĩ miều “thúc đẩy hòa bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhưng thực chất Y Quynh Bdăp và nhóm MSFJ lại thông qua trang mạng xã hội liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý, từ đó đưa các thông tin sai sự thật nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc.

Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vốn sinh ra, lớn lên tại Đắk Lắk. Cả hai đối tượng này sớm tham gia tổ chức FULRO, nhận sự chỉ đạo của số đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài, hoạt động tuyên truyền, phát triển lực lượng trong nước, lôi kéo kích động bà con tại các buôn làng trên địa bàn huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana tham gia biểu tình bạo loạn đòi yêu sách thành lập “Tin lành Đêga”, “Nhà nước Đêga”.

Sau khi bị kết án tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” và “Hủy hoại tài sản”, đồng thời đưa ra kiểm điểm trước dân làng, những tưởng cả hai sẽ chăm chỉ làm ăn, nhưng Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vẫn ảo tưởng, không từ bỏ tư tưởng cực đoan, phản động. Tháng 8/2018, do sợ bị bắt vì những hành vi sai trái của mình, nên Y Quynh Bdăp đã vượt biên sang Thái Lan rồi tiếp tục đưa vợ con vượt biên.

Năm 2019, Y Phic Hdok cũng vượt biên sang Thái Lan, tiếp tục chống phá, tìm kiếm sự giúp đỡ của các thế lực thù địch và FULRO lưu vong. Tại Thái Lan, chúng được các tổ chức phản động như “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” và các tổ chức FULRO lưu vong (MHRO, MRO…), tổ chức phản động đội lốt tôn giáo “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” hậu thuẫn nên đã tạo lập nhiều trang Facebook xuyên tạc tình hình trong nước, tự cho mình là “đấu tranh công lý”.

Nhóm này đã câu kết với Nguyễn Đình Thắng (kẻ cầm đầu BPSOS, CAMSA ở Mỹ) lôi kéo, huấn luyện, đào tạo người DTTS Tây Nguyên theo đạo Tin lành tham gia cái gọi là “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” do đối tượng Aga cầm đầu (đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ), lôi kéo họ tham gia hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá đất nước. Khi bị chính quyền răn đe về sai phạm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái phép, xử lý hành vi chống phá Nhà nước thì các đối tượng trả lời đài báo nước ngoài, xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên.

Ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án “Phá hoại chính sách đoàn kết” xảy ra tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố bị can đối với đối tượng Aga và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Y Krếc Byă (thường gọi Ama Guôn, sinh năm 1978, trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn).

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, thời gian qua, 2 bị can Aga và Y Krếc Byă cùng một số đối tượng khác đã có hành vi chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Một số đối tượng còn có hành vi trực tiếp lôi kéo phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của FULRO lưu vong để hoạt động trái phép.

Y Krếc Byă là đối tượng từng bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013 (chỉ 1 năm sau khi ra tù), Y Krếc Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh.

Với bản chất của một tên FULRO ảo vọng quyền lực, cộng với việc bị các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan lôi kéo, xúi giục, Y Krếc Byă đã tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC”, tích cực thực hiện các nhiệm vụ do các đối tượng trong MSFJ, CHPC giao.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.