Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

90 năm “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”

Cát Tường - 20:53, 17/11/2022

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình Toà nhà bảo tàng (1932 - 2022), ngày 18/11/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”. Trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/11/2022 đến tháng 3/2023.

90 năm “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”
90 năm “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”

Theo đó, Trưng bày sẽ giới thiệu đến công chúng những tư liệu hiện vật, hình ảnh gắn với lịch sử 90 năm từ khi khánh thành công trình tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đến nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia (1932 - 2022). Đây là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa, một phong cách kiến trúc kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế, xây dựng; sau đó là các thế hệ người Pháp, người Việt và đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp tục kế thừa, bảo tồn, phát huy hiệu quả. Những giá trị kiến trúc, công năng công trình và tri thức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình thiết kế, xây dựng, sử dụng, cải tạo, phát huy đó cần được trân trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng để thừa kế cho phù hợp cùng những mong muốn thay đổi trong tương lai của bảo tàng, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách tham quan.

Nội dung trưng bày gồm 3 chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử hình thành sẽ giới thiệu bối cảnh ra đời, quá trình xây dựng công trình, giai đoạn đầu hoạt động của Bảo tàng dưới sự quản lý của người Pháp (1932 - 1957) và những giá trị kiến trúc tiêu biểu.

Chủ đề 2: Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ giới thiệu mốc lịch sử quan trọng trong bước ngoặt chuyển giao công trình và cơ sở vật chất cùng khối tài liệu, hiện vật cho Chính phủ Việt Nam (1945 - 1946). Chủ đề 2 cũng giới thiệu quá trình tiếp nhận, các đợt chỉnh lý chuyển đổi nội dung, cải tạo không gian kiến trúc phục vụ lưu giữ, trưng bày nhưng công trình bảo tàng vẫn giữ đúng chức năng và giá trị kiến trúc, công năng sử dụng và bản thân công trình đã trở thành di sản quý giá, chứa đựng khối di sản giá trị xứng tầm giá trị kiến trúc.

Chủ đề 3: Bảo tàng Lịch sử quốc gia - chặng đường mới với những hiện vật khẳng định, trải qua 90 năm tồn tại, dù thay đổi chủ thể quản lý, nội dung, hoạt động, đối tượng khách tham quan, nhiều lần chỉnh lý, cải tạo, sửa chữa nhưng công trình vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu và được sử dụng đúng công năng vốn có. Công trình cũng đã trở thành di sản mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia mang trọng trách quản lý, sử dụng di sản quý giá này.

Đồng thời, nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tổ chức tiếp nhận hiện vật do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trao trả cho Việt Nam.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận, lưu giữ và hoàn thiện hồ sơ khoa học và tiếp tục nghiên cứu, lập kế hoạch phát huy giá trị của sưu tập hiện vật trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.