Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

671 hồ sơ được đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú"

PV - 21:30, 12/07/2021

Bộ VHTTDL vừa đăng tải danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể để lấy ý kiến trước khi trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.

Nghệ nhân ưu tú Tạ Thị Hình (Bắc Ninh, bên phải) được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”
Nghệ nhân ưu tú Tạ Thị Hình (Bắc Ninh, bên phải) được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”

Theo đó, danh sách được đăng tải xét lấy ý kiến lần này 71 cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 600 cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét.

Trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", Hà Nội là địa phương có số lượng nhiều nhất với 11 hồ sơ; phổ biến ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian (7 hồ sơ), tiếp theo là 3 hồ sơ nghệ nhân ở loại hình tri thức dân gian, 1 hồ sơ nghệ nhân ở loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tuyết (Hà Nội) được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”
Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tuyết (Hà Nội) được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”

Sau Hà Nội, Bắc Ninh có 7 hồ sơ, đều ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; Thái Bình có 5 hồ sơ; Bình Định có 4 hồ sơ; TP. Hồ Chí Minh có 3 hồ sơ... được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”.

Danh sách 600 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước cũng được đăng tải để xin ý kiến rộng rãi.

Theo kế hoạch, thời gian lấy ý kiến của nhân dân sẽ kéo dài đến ngày 27.7, trước khi Hội đồng cấp Nhà nước tổ chức phiên họp theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.