Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

5 nhóm người xét nghiệm COVID-19 tăng cường được BHYT và ngân sách Nhà nước chi trả

Như Ý - 16:05, 30/06/2021

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi tăng cường xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB). Theo đó, chi phí xét nghiệm COVID-19 được chi trả dựa trên 2 nguồn, gồm quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và ngân sách nhà nước (NSNN).

Chi phí xét nghiệm COVID-19 tăng cường được chi trả từ Ngân sách Nhà nước và BHYT (Ảnh minh hoạ)
Chi phí xét nghiệm COVID-19 tăng cường được chi trả từ Ngân sách Nhà nước và BHYT (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, 5 nhóm người thuộc diện áp dụng gồm:

- Bệnh nhân nội trú;

- Người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;

- Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh;

- Người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại;

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc các nhóm nêu trên.

Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu COVID-19.

Các nhóm trên khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở KCB được chi trả dựa trên 2 nguồn kinh phí, gồm quỹ BHYT và NSNN. Cụ thể, quỹ BHYT chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên với người có thẻ BHYT khi đi KCB tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm. Với những người thuộc nhóm trên nhưng không có thẻ BHYT hoặc có thẻ BHYT không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh, kinh phí sẽ do NSNN chi trả.

Về phương pháp xét nghiệm, các cơ sở KCB căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Giá thanh toán chi phí xét nghiệm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu.

Bộ Y tế cũng quy định tần suất xét nghiệm cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Cụ thế, cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở KCB thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần. Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú sẽ xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển. Người bệnh chuyển tuyến cũng phải thực hiện xét nghiệm.

Người bệnh đang được điều trị nội trú xét nghiệm định kỳ 7 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc Covid-19 trong khu điều trị, cần xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng. Người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại sẽ xét nghiệm 1 lần trong trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày. Đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên, người nhà chăm sóc được 2 lần xét nghiệm./.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.