Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

3 huyện, thành phố về đích nông thôn mới

PV - 14:47, 23/05/2019

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định công nhận 3 huyện, thành phố về đích nông thôn mới năm 2018.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Cụ thể, tại Quyết định 599/QĐ-TTg, Quyết định 601/QĐ-TTg, công nhận huyện Gia Bình, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Tại Quyết định 600/QĐ-TTg, công nhận thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Hà Nam có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.

Đến nay, huyện Gia Bình có 13/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện. Giai đoạn 2011-2018, huyện huy động 935,5 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Trong đó, 67 dự án giao thông; 54 trạm bơm, 57 công trình trường học, 37 nhà văn hóa thôn, xã, trụ sở UBND xã. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 45,9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%....

Huyện Quế Võ có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện. Trong 8 năm thực hiện chương trình, toàn huyện huy động hơn 2.000 tỷ đồng nhựa hóa, bê tông hóa gần 350 km đường giao thông các loại; nâng cấp, sửa chữa 130 trạm bơm, kiên cố hóa hơn 160 km kênh mương, 126 trường học, 74 công trình văn hóa. Trên địa bàn huyện hình thành 74 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa…

Toàn thành phố Phủ Lý đã huy động, lồng ghép thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn hơn 630,5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương hơn 56,34 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 86,4 tỷ đồng, ngân sách thành phố trên 141,7 tỷ đồng...  Diện mạo khu vực nông thôn đổi mới rõ rệt; đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng và thiết chế văn hóa cơ sở, phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn. Tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đến nay, 10/10 xã trên địa bàn thành phố đều được UBND tỉnh Hà Nam công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

( baochinhphu.vn )

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.