Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vườn thuốc quanh ta

21 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ

Như Ý - 16:22, 04/01/2022

Mộc nhĩ còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga, mộc tung, vân nhĩ...có vị ngọt, tính bình. Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả trong đông y với tác dụng bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ, bồi bổ sức khoẻ. Sau đây là một số bài thuốc từ mộc nhĩ mời bà con tham khảo.

Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả.

1. Điều trị suy nhược cơ thể: Mộc nhĩ, chà là, mỗi vị 30g, sắc thành nước, dùng uống mỗi ngày.

2. Chữa lỵ mãn tính: Mộc nhĩ 30g, lộc giác sương 8g. Tất cả tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

3. Chữa băng kinh, rong kinh: Lấy 60g mộc nhĩ đun sao đến khi bốc khói là được, kết hợp với Huyết dư thán 10 g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 6 – 10 g, uống với nước ấm hoặc có thể pha thêm một ít giấm thanh.

4. Điều trị ho lâu ngày, thổ huyết: Sử dụng mộc nhĩ 5g ngâm nước ấm, rửa sạch, Đại táo 5 quả, bỏ hạt, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Đun các nguyên liệu nhỏ lửa thành cháo, gia thêm đường phèn, chia thành 2 lần dùng ăn trong ngày.

5. Chữa táo bón lâu ngày đi ngoài ra máu: Dùng 6g mộc nhĩ, hồng khô 30g nấu thành chè ăn hằng ngày.

6. Chữa bệnh trĩ: Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày từ 1 – 2 lần, ăn đều trong nhiều ngày bệnh sẽ khỏi.

7. Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu màu vàng: Mộc nhĩ 30g, rửa sạch, xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300 ml nước, nấu chín, nên thêm 15 g đường cát, dùng uống.

8. Điều trị tăng huyết áp: Sử dụng 10g mộc nhĩ khô, ngân nhĩ 10 g, ninh nhừ nềm thêm một lượng đường phèn vừa ăn, dùng ăn trước khi đi ngủ.

9. Điều trị hen suyễn, miệng khô, nhiều đờm, tay chân lạnh, mặt tái nhợt: Lấy 20g mộc nhĩ, đường phèn 15g, nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Dùng uống trong ngày.

21 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ 1

10. Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng 50g mộc nhĩ, sao tồn tính, tán thành bột mịn, dùng uống.

11. Điều trị đau răng: Sử dụng mộc nhĩ và kinh giới, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc lấy nước dùng nước ngậm và súc miệng.

12. Dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng chống các bệnh xuất huyết: Dùng 15-30g mộc nhĩ, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ, rửa sạch, hầm nhừ, gia thêm đường trắng, dùng ăn trong ngày.

13. Phòng ngừa bệnh tiểu đường: Mộc nhĩ và biển đậu, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 9g.

14. Điều trị viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi: Sử dụng mộc nhĩ 20g, ngâm với nước ấm đến khi nở, nấu cùng 20g đường phèn. Lấy nước dùng uống ngay trong ngày để điều trị viêm phế quản.

15. Tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe não bộ: Sử dụng Mộc nhĩ 60 g, một nửa sao cháy một nửa sao khô, kết hợp cùng Vừng đen 15 g sao thơm, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày dùng 6 g hãm với 120 ml nước sôi, dùng uống thay trà.

16. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp: Sử dụng mộc nhĩ 5g, Đậu phụ 200g, nấu thành canh, dùng ăn thường xuyên. Hoặc có thể dùng 6g mộc nhĩ nấu với đường phèn lấy nước dùng uống trước khi đi ngủ.

17. Tác dụng bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ năng do thận hư: Dùng mộc nhĩ 200g, ngâm nước ấm, rửa sạch hầm với Hồng táo 250g trong 2000ml nước cho thật nhừ. Gia thêm đường phèn, chia thành 7 phần, mỗi ngày ăn một phần, chia thành sáng chiều.

18. Chữa cao huyết áp, chảy máu võng mạc: Mộc nhĩ 30g, ngâm trong nước một đêm, rửa sạch cho vào bát ăn cơm, cho một thìa cà phê đường, hấp chín (hấp từ 1 – 2 giờ) ăn trước khi đi ngủ. Hấp ăn từ 3 – 5 ngày.

19. Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, mỡ máu: Sử dụng mộc nhĩ, nấm tuyết, mỗi loại 100 g, rửa sạch, ngâm nở, xé nhỏ. Chần mộc nhĩ, nấm qua nước sôi, sau đó nhúng nhanh qua nước lại, để ráo nước, đặt vào đĩa to. Lại dùng dưa chuột 150g, rửa sạch thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu ăn sôi, nêm thêm gia vị, dùng ăn mỗi ngày.

Hoặc: Sử dụng mộc nhĩ 10g, đại táo 5 quả, thịt lợn nạc 50g, 3 lát gừng hầm cùng 6 chén nước, đến khi còn 2 chén thì thêm muối, dùng ăn như canh. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong nhiều ngày.

20. Chữa đi tiểu nhiều lần: Mộc nhĩ 30g, dạ dày lợn 1 cái. Mộc nhĩ rửa sạch, dạ dày lợn làm sạch, thái miếng, nấu chín, ăn trong ngày. Dùng liền 3 – 5 ngày.

21. Chảy máu cam: Mộc nhĩ (tốt nhất mọc trên cây dâu) đốt tồn tính tán bột viên thêm nước vo viên nút lỗ mũi.

Lưu ý 

Những người thể tạng yếu hay bị lạnh, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng thì khi dùng thuốc nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua lửa.

Không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn mộc nhĩ tươi.

Ngoài ra, không dùng kết hợp mộc nhỉ với củ cải trắng, ốc bươu hay sử dụng sau khi ngâm nước quá lâu, bởi những điều này có thể gây ngộ độc./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.