Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024

Tào Đạt - 18:04, 05/06/2024

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, 20 đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập với 24 vở diễn sẽ tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024, từ ngày 11 - 26/6, tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức.

Liên hoan dành cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp, có thời gian hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn chuyên nghiệp từ 12 tháng trở lên. Mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn, tuy nhiên, đơn vị nghệ thuật công lập có nhiều đoàn, có thể tham gia số lượng vở tương ứng với số đoàn của đơn vị.

Ban Tổ chức quy định đối với nghệ sĩ, diễn viên đóng vai chính, thứ chính phải là những người được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành hoặc đã tham gia biểu diễn nghệ thuật kịch nói liên tục từ 3 năm trở lên của đơn vị nghệ thuật có tư cách pháp nhân. Nghệ sĩ, diễn viên đóng vai chính, thứ chính tham gia không quá 2 vở diễn tại Liên hoan. Chấp hành theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ "Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn". Chấp hành quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền của nghệ sĩ biểu diễn và các quy định của pháp luật hiện hành.

Một cảnh trong vở kịch nói ""Tình mẹ"
Một cảnh trong vở kịch nói "Tình mẹ"

Đối với vở diễn, Ban Tổ chức không hạn chế về đề tài. Tuy nhiên, vở diễn tham gia Liên hoan phải được cơ quan chức năng phê duyệt công diễn trước 15 ngày khai mạc. Trường hợp đặc biệt, đơn vị gửi bản ghi hình vở diễn có chất lượng cao về Cục Nghệ thuật biểu diễn để Ban Tổ chức xem xét, quyết định. Tham gia Liên hoan là những vở diễn được dàn dựng mới hoặc những vở diễn được phục dựng với đội ngũ sáng tạo mới từ năm 2017 đến nay; vở diễn chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hội chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức.

Vở diễn không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài. Trường hợp kịch bản sáng tác trước năm 2005 sau khi đã chỉnh lý cho phù hợp với hiện tại phải có sự đồng ý của tác giả (hoặc người đại diện hợp pháp) được phép tham gia Liên hoan.

Nội dung vở diễn không trái với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; không xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; ngược với ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

Ban Tổ chức khuyến khích vở diễn có nội dung hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…

Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Ly Ly chia sẻ, các công tác chuẩn bị cho Liên hoan kịch nói năm nay được triển khai chu đáo về kế hoạch tổ chức và đã làm việc, phối chặt chẽ với các bên đơn vị liên quan để tổ chức, với mong muốn sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.

Liên hoan nhằm phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, tôn vinh những tài năng sân khấu kịch nói, từ đó tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp thúc đẩy sự phát triển của sân khấu kịch nói nước nhà dựa trên chức năng nhiệm vụ, điều kiện thực tế của mỗi đơn vị nghệ thuật.

Đây cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên kế cận; là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.