Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Ý thức chấp hành pháp luật của người dân tăng lên rõ rệt

PV - 14:46, 16/07/2019

Thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được triển khai đồng bộ, có hiệu quả trên cả nước. Chuẩn bị cho việc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.

Sân khấu hóa công tác PBGDPL là một trong những phương pháp tuyên truyền hữu hiệu. Sân khấu hóa công tác PBGDPL là một trong những phương pháp tuyên truyền hữu hiệu.

Sau 15 năm triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác PBGDPL đã đạt được những kết quả cụ thể như thế nào, thưa ông?

Sau 15 năm triển khai, công tác PBGDPL có nhiều nét khởi sắc, thực chất và có hiệu quả. Cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị đã có sự quan tâm đến công tác PBGDPL. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đã có chuyển biến tích cực, đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên được tăng cường về số lượng, chất lượng công tác được nâng lên.

Việc xã hội hóa công tác PBGDPL đã được đẩy mạnh. Nhiều luật sư, luật gia, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tham gia vào công tác PBGDPL. Công tác PBGDPL được triển khai theo từng nhóm đối tượng cụ thể: Thanh niên, đồng bào DTTS, người nghèo, nhóm yếu thế… gắn với các buổi họp thôn, bản, gắn với xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, đặc biệt coi trọng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là Người có uy tín, già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo. Việc xác định nội dung pháp luật và lựa chọn hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng, vùng miền được chú trọng. Đã có nhiều mô hình PBGDPL được xây dựng, duy trì, phát triển.

Như ông đã trao đổi, công tác PBGDPL đã đi vào chiều sâu, thực chất, ông có thể giới thiệu và đánh giá tính hiệu quả của một số mô hình PBGDPL đã và đang triển khai?

Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội (MXH) để tuyên truyền PBGDPL là mô hình đã được áp dụng, triển khai có hiệu quả tại cơ sở là một ví dụ. Điển hình như ở Sở Tư pháp An Giang phối hợp với các Công ty Viễn thông đã triển khai mô hình cung cấp miễn phí tin nhắn có liên quan đến chính sách pháp luật mới cho các thuê bao điện thoại di động. Sở Tư pháp Đồng Tháp thành lập trang MXH để thông tin và tương tác với người dân. Còn Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh thành lập Cổng thông tin điện tử về PBGDPL, người dân có thể truy cập, tra cứu các thông tin, đặt câu hỏi tương tác với cán Bộ Tư pháp.

Không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng MXH để tuyên truyền PBGDPL, ở Nghệ An còn tổ chức Hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi”; ở Quảng Ngãi có mô hình PBGDPL gắn với các hoạt động của thanh niên tình nguyện, vừa nói chuyện vừa phát tờ rơi, trong đó, một số tài liệu về GDPL được dịch sang tiếng của đồng bào DTTS…

Thông qua các mô hình, nhận thức pháp luật, tính chủ động, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được tăng lên rõ rệt, mối quan hệ, tương tác giữa cán bộ làm công tác PBGDPL với người dân được tăng cường. Qua theo dõi, lãnh đạo các địa phương đều có chung nhận định: Nhờ công tác PBGDPL, các chính sách của Đảng, Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, người dân thiện chí và đồng thuận, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế-xã hội có bước phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông cho biết một số tồn tại và biện pháp khắc phục để công tác PBGDPL đạt hiệu quả cao trong thời gian tới?

Ở một số địa phương, cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác PBGDPL, vì vậy, nguồn lực (cả về tài chính và con người) chưa được thực sự chú trọng. Trình độ nghiệp vụ của một số báo cáo viên, thông tin viên chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Phương pháp tuyên truyền, PBGDPL chậm đổi mới, chưa chú trọng yếu tố trực quan, sinh động. Việc ứng dụng CNTT ở nhiều địa phương chưa đều, việc nhân rộng các mô hình, điển hình chưa mạnh mẽ, chưa tạo sự lan tỏa. Công tác PBGDPL trong các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có mô hình thực sự hiệu quả để nhân rộng, phục vụ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để công tác PBGDPL đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, các địa phương cần đầu tư mạnh nguồn lực, nhất là nguồn lực từ các tổ chức quốc tế. Cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, thông tin viên, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Cần định lượng khả năng tiếp cận thông tin của người dân để có phương pháp PBGDPL cụ thể. Đặc biệt, Nhà nước cần có một chính sách tổng thể để đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Khi cuộc sống bớt khó khăn, việc quan tâm, sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật của người dân sẽ được nâng lên.

Trân trọng cảm ơn ông!

MẠNH CƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.