Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

10 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đại học cao nhất

Gia Hưng - 08:06, 12/03/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thống kê về tỷ lệ tuyển sinh đại học theo các lĩnh vực đào tạo trong năm 2022. Đây là thông tin để thí sinh tham khảo trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm nay.

Thí sinh hoàn thiện hồ sơ nhập học Đại học FPT năm 2022. Ảnh: FPTU HCM
Thí sinh hoàn thiện hồ sơ nhập học Đại học FPT năm 2022. Ảnh: FPTU HCM

Trong đó, lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất là kinh doanh và quản lý, với 24,54% thí sinh trúng tuyển đã nhập học. Đứng ở vị trí thứ hai là lĩnh vực đào tạo máy tính và công nghệ thông tin - với 11,79% số thí sinh trúng tuyển đã nhập học.

8 lĩnh vực còn lại trong nhóm 10 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đại học cao nhất năm 2022 gồm: Công nghệ kỹ thuật, nhân văn, sức khỏe, khoa học xã hội và hành vi, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, kỹ thuật, pháp luật, kiến trúc và xây dựng. Trong đó, ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên xếp thứ 7 trong nhóm, với tỷ lệ tuyển sinh đạt 5,09%.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khoa học sự sống; khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất./.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.