Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuân về trên các xã đạt chuẩn nông thôn mới

PV - 18:36, 18/01/2019

Trong những ngày này, không khí Xuân đã ngập tràn mọi thôn, xóm, mọi ngả đường, từng ngôi nhà đã được “thay màu áo mới”. Người dân của 2 xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung và An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hăng hái lao động sản xuất rau, quả phục vụ thị trường ngày Tết. Những dòng xe tấp nập vận chuyển hàng hóa ngược xuôi tạo nên không khí rộn ràng. Niềm vui như được nhân đôi bởi hôm nay, các xã khó khăn như An Thạnh Tây, An Hiệp đã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới.

Tâm tình của người dân xã đảo

Cần mẫn bên rẫy rau xanh chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán, ông Đỗ Văn Nên, ấp An Phú A, xã An Thạnh Tây cho biết, đã mấy chục năm, bà con nông dân ở đây chỉ chuyên canh sản xuất cây mía, coi cây mía là chủ lực và là nguồn thu nhập chính của bà con. Tuy nhiên, đời sống của người dân luôn gặp khó khăn bởi giá mía không ổn định. Từ khi huyện có chủ trương chuyển đổi cây mía sang trồng các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, đời sống của người dân bắt đầu khởi sắc. Ngoài chuyển đổi mía sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, nông dân còn trồng xen canh, chuyên canh các loại cây màu, nhờ đó tăng thêm thu nhập, đời sống ngày càng đi lên. Hiện nay, xã chúng tôi đã chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Lãnh đạo huyện Châu Thành khen thưởng cho 10 đơn vị đã có thành tích đóng góp cho xã An Hiệp trong xây dựng NTM. Lãnh đạo huyện Châu Thành khen thưởng cho 10 đơn vị đã có thành tích đóng góp cho xã An Hiệp trong xây dựng NTM.

Đang chăm sóc mấy chậu hoa kiểng trước hiên nhà để chơi Tết, ông Lê Văn Thành, ấp An Phú A, bộc bạch: “Hôm đi dự lễ Công bố quyết định xã đạt chuẩn NTM mà thấy xúc động, bồi hồi. Gia đình tôi sẽ tiếp tục chăm sóc, phát triển vườn cây ăn trái để tăng thêm nguồn thu nhập, tích cực tham gia công tác xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường thôn xóm luôn sạch-đẹp. Những năm trước, ngay từ khi nghe xã tuyên truyền về xây dựng NTM, tôi rất tâm đắc, bởi ở xứ đảo, chỉ có NTM mới thay đổi được diện mạo làng quê. Tôi thích nhất là xã đã có nước sạch sử dụng, không phải nhọc công gánh nước hay dùng nước giếng khoan”.

Chủ tịch UBND xã An Thạnh Tây-Lê Thị Hồng Loan thông tin: “Kết quả của tiến trình xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 62 hộ (3,96%). Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên. Để tăng cao thu nhập người dân, xã đã có chủ trương liên kết hộ sản xuất tập trung, thành lập HTX nông nghiệp. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, chính quyền và nhân dân tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt nhưng chưa cao; tiếp tục phát triển sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; quan tâm phát triển kinh tế tập thể theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, để chương trình NTM thực sự mang lại lợi ích cho người dân”.

Khởi sắc xã đông đồng bào dân tộc thiểu số

Xã An Hiệp (Châu Thành) là xã khó khăn của tỉnh, gần 66% dân số là đồng bào Khmer. Để đạt chuẩn NTM, Đảng bộ và Nhân dân đã có nhiều cố gắng, dựa vào sức mạnh của Nhân dân, huy động các nguồn đóng góp, xã hội hóa để sớm hoàn thành các tiêu chí.

Chị Thạch Thị Kim Liên, ấp Giồng Chùa A phấn khởi cho biết, chị em trong phum sóc rất tích cực tham gia phong trào “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” nên nhà nhà trồng hoa, dọn dẹp nhà cửa, xử lý rác thải xung quanh khu vực mình ở. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã hỗ trợ cho chị em vay vốn để chăn nuôi phát triển sản xuất. “Hiện tại, gia đình mình đã có thu nhập ổn định, đời sống khá hơn trước nhiều, không còn hộ nghèo nữa. Ước mơ có đường giao thông để đi lại thuận tiện giờ đã có rồi. Từ xuất phát điểm là xã nghèo, xã An Hiệp đã vươn lên về đích NTM, đó là một sự nỗ lực vượt bậc”, chị Liên thông tin.

Mô hình trồng rau tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Mô hình trồng rau tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

Trong quá trình xây dựng NTM, Nhân dân đã đóng góp trên 20 tỷ đồng và hiến đất, vật tư xây dựng, ngày công lao động... nên các công trình giao thông nông thôn mới sớm hoàn thành theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2010, lúc đó xã An Hiệp mới đạt 5/19 tiêu chí. Đến khi được công nhận xã NTM có 100% hộ dân có điện thắp sáng; 99,5% hộ dân có nước hợp vệ sinh sử dụng; 5/6 điểm trường đạt chuẩn quốc gia; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tỷ lệ người có việc làm thường xuyên đạt trên 93,4%, thu nhập bình quân đạt trên 42,1 triệu đồng/người/năm, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 26,3% năm 2010 giảm còn 3,4% hiện nay.

Từ một địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi trong phát triển kinh tế; về cơ sở hạ tầng lại càng hạn chế. Thế nhưng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều đổi mới tích cực, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện. Xuân năm nay càng rộn ràng, ấm áp bởi phần lớn các hộ đồng bào đã thoát nghèo, xã đã đạt chuẩn NTM.

Ngày 25/12, đồng bào DTTS xã An Hiệp, huyện Châu Thành tổ chức Lễ đón nhận Bằng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngày 14/01, xã đảo An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung tổ chức Lễ công bố Quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.