Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xử lý nước thải cao su thiên nhiên tái sử dụng cho sản xuất

PV - 08:28, 12/01/2018

Với mong muốn bảo vệ môi trường, sức khỏe của người lao động cùng niềm đam mê sáng tạo, các kỹ sư của Công ty TNHH một thành viên cao su Phú Riềng (Bình Phước) đã hợp sức nghiên cứu và đưa vào vận hành thành công “Giải pháp công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên bằng phương pháp sinh học không sử dụng hóa chất và tái sử dụng nước thải cho sản xuất”, làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xử lý nước thải bẩn thành sạch

Để có được thành quả như hôm nay, nhóm kỹ sư của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng gồm: Nguyễn Văn Minh (SN 1963); Phạm Văn Hoàng (SN 1958); Nguyễn Quốc Toàn (SN 1988) đã trải qua rất nhiều khó khăn có cả thất bại nhưng chưa bao giờ làm các anh nản chí. Theo quy định trước đây, nước xả thải tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ra môi trường chỉ cần đạt chuẩn loại B. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất ngày càng cao và quy định mới về nước xả thải phải đạt chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường, đã thôi thúc Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng phải đổi mới công nghệ.

Trải qua hơn 1 năm ròng rã với quyết tâm cao và sự nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối cùng đề tài “Giải pháp công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên bằng phương pháp sinh học không sử dụng hóa chất và tái sử dụng nước thải cho sản xuất” của nhóm nghiên cứu cũng hoàn thành và đưa vào vận hành ổn định. Ứng dụng ra đời đã giải được bài toán khó về khâu xử lý nước thải cao su. Đây cũng là nhà máy chế biến cao su đầu tiên sử dụng phương pháp xử lý nước thải không dùng hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Dẫn chúng tôi thăm quan khu vực xử lý nước thải cao su của nhà máy, kỹ sư công nghệ môi trường Nguyễn Quốc Toàn, cán bộ phòng Công nghiệp, thành viên nhóm nghiên cứu giải thích cụ thể quy trình vận hành của mô hình. Theo đó, nước thải ở các dây chuyền sản xuất mủ tinh, mủ tạp và mủ kem trước khi đi vào bể điều hòa-kỵ khí sẽ đi qua các bể gạn có nhiều ngăn để thu hồi các hạt cao su thất thoát, lắng bớt bùn và các chất rắn khác nhằm giảm tác động không tốt đến hệ thống phía sau. Để giảm mùi hôi của nước thải và giúp xử lý bớt các chỉ tiêu ô nhiễm thì ở mỗi đầu đường cống dẫn nước thải đều được cung cấp thêm hệ vi sinh khử mùi đã được nuôi cấy.

Để đảm bảo mật độ vi sinh khử mùi và kỵ khí, nước thải sẽ được bơm hồi lưu từ bể điều hòa quay lại đầu các nguồn thải mủ tinh, mủ kem. Công đoạn này diễn ra liên tục để giúp pha loãng các dòng nước thải và giảm bớt nồng độ ô nhiễm. Một chu trình khép kín được vận hành trong 24 giờ liên tục giúp nguồn nước thải sau xử lý của nhà máy không còn mùi hôi, đạt tiêu chuẩn loại A và được phép xả thẳng ra môi trường.

Nguồn nước đục chứa nhiều tạp chất được xả vào cụm bể Aerotank và Anoxic để tiếp tục xử lý. Nguồn nước đục chứa nhiều tạp chất được xả vào cụm bể Aerotank và Anoxic để tiếp tục xử lý.

 

Tái sử dụng nước thải cho sản xuất

Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này chỉ là nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn loại A. Tuy nhiên, vào mùa khô lượng nước ngầm không đủ phục vụ yêu cầu sản xuất, chế biến. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiếp tục nảy sinh ý tưởng tái sử dụng lại nguồn nước sau khi xử lý đạt chuẩn loại A để phục vụ sản xuất. Tổng hợp các phương pháp và từng bước thí nghiệm, cuối cùng nhóm kỹ sư đã thành công khi lượng nước thải từ sản xuất đã được tái sử dụng lại một cách hợp lý.

Việc sử dụng giải pháp công nghệ xử lý nước thải mỗi năm còn tiết kiệm cho nhà máy hơn 150.000kW điện. Nếu lấy đơn giá điện trung bình 2.400 đồng/kW thì nhà máy có thể tiết kiệm hơn 360 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, do giải pháp công nghệ không sử dụng hóa chất (PAC, Polyme, phèn…) nên sẽ giảm chi phí vận hành đáng kể và an toàn cho người vận hành hệ thống nước thải. Ngoài ra, bể chứa cặn bã, chất mùn có thể tận dụng để trồng rau lên trên. Sau 2 đến 3 năm lại được đem ủ thành phân vi sinh để bón cho cây trồng ở các nông trường của công ty. Ở bể cuối cùng trước khi xả ra môi trường, nước đạt chuẩn có thể tận dụng để nuôi cá.

Hiện nay, khách đến khu xử lý nước thải Nhà máy Trung tâm của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng không còn nhận thấy mùi hôi như trước đây. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải đã được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 kiểm định và chứng nhận đạt chuẩn. Trong vài năm trở lại đây, nhà máy đã thu hút nhiều đoàn đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Đặc biệt, giải pháp sáng kiến này đã được Hội đồng giám khảo Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước đánh giá rất cao.

Việc sử dụng giải pháp công nghệ xử lý nước thải mỗi năm còn tiết kiệm cho nhà máy hơn 150.000kW điện. Nếu lấy đơn giá điện trung bình 2.400 đồng/kW thì nhà máy có thể tiết kiệm hơn 360 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, do giải pháp công nghệ không sử dụng hóa chất (PAC, Polyme, phèn…) nên sẽ giảm chi phí vận hành đáng kể và an toàn cho người vận hành hệ thống nước thải.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.