Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xót xa hàng chục giáo viên chen chúc trong “khu ổ chuột” cắm bản dạy học vùng cao

PV - 09:31, 03/11/2017

Những dãy phòng học tồi tàn, thưng tạm bằng ván gỗ, che nắng mưa bằng bạt nilong cùng với những phòng trọ ẩm mốc, xập xệ của giáo viên, đó là cuộc sống thường nhật của giáo viên và học sinh ở Trường mầm non và trường tiểu học Nà Kiềng, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

<p>Trường mầm non Nà Kiềng (thuộc xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) đơn sơ trên đỉnh núi</p><p>

Trường mầm non Nà Kiềng (thuộc xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) đơn sơ trên đỉnh núi

Dẫn tôi đi thăm phòng học của các em học sinh mầm non, cô Nguyễn Thị Liêm, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Nà Kiềng ngại ngùng chia sẻ: “Giáo viên và học sinh chúng em dạy và học trong cảnh tạm bợ suốt mấy năm nay rồi, nhiều khi muốn thay đổi mà không biết bắt đầu từ đâu”.

<p>Điểm chính của Trường mầm non Nà Kiềng nhưng các phòng học hết sức tạm bợ, với 3 phòng học được thưng bằng gỗ, mái lợp bờ rô xi măng và 1 phòng học mượn của nhà văn hóa thôn</p><p>

Điểm chính của Trường mầm non Nà Kiềng nhưng các phòng học hết sức tạm bợ, với 3 phòng học được thưng bằng gỗ, mái lợp bờ rô xi măng và 1 phòng học mượn của nhà văn hóa thôn

Trường mầm non Nà Kiềng hiện có 258 học sinh với 11 lớp, gồm điểm trường chính và 6 điểm trường lẻ. Tất cả đều là những phòng học tạm được thưng bằng ván gỗ, mái lợp bờ rô xi măng. Điểm trường chính có 52 học sinh, hiện đang học tại 4 phòng học, trong đó 3 phòng học tạm và 1 phòng học mượn từ nhà văn hóa của thôn.

<p>Các em học sinh mầm non Nà Kiềng ngồi học trong dãy nhà tạm bợ, được căng bạt nilong để tránh mưa gió hắt vào</p><p>

Các em học sinh mầm non Nà Kiềng ngồi học trong dãy nhà tạm bợ, được căng bạt nilong để tránh mưa gió hắt vào

<p>Chỉ có 3 phòng học tại điểm trường chính, không có phòng họp hội đồng hay phòng dành cho ban giám hiệu nên việc giảng dạy còn nhiều khó khăn</p><p>

Chỉ có 3 phòng học tại điểm trường chính, không có phòng họp hội đồng hay phòng dành cho ban giám hiệu nên việc giảng dạy còn nhiều khó khăn

“Vì mượn nhà văn hóa của thôn nên mỗi lần thôn có công việc cần họp hành thì các cháu phải nghỉ học nên bất tiện cho việc bố trí giảng dạy lắm. Ở trường chính nhưng mà cái gì cũng tạm, lớp tạm bợ, nhà bếp tạm bợ, phòng hội đồng cho trường tổ chức họp hành cũng tạm bợ. Đặc biệt là thiếu nhà công vụ cho giáo viên nên giáo viên ở đây khổ lắm.

Cô Liêm lại dẫn tôi đến thăm nhà công vụ cho giáo viên, là dãy nhà dành cho cả giáo viên tiểu học (trường tiểu học Nà Kiềng) và giáo viên mầm non (trường mầm non Nà Kiềng).

<p>Đây là dãy nhà công vụ mà hơn 16 giáo viên đang phải chen chúc nhau sinh hoạt để cắm bản dạy học. Nhìn gần nhà công vụ không khác gì một khu ổ chuột</p><p>

Đây là dãy nhà công vụ mà hơn 16 giáo viên đang phải chen chúc nhau sinh hoạt để cắm bản dạy học. Nhìn gần nhà công vụ không khác gì một khu ổ chuột

Tôi không biết có nên gọi đây là dãy “nhà công vụ” hay phải gọi trắng ra là “khu ổ chuột” thì mới đúng. Đó là dãy nhà được thưng bằng gỗ, lợp bờ rô xi măng, nền đất ẩm ướt, là nơi trú ngụ cho khoảng 16 giáo viên đang “cắm bản dạy học”.

“Nhu cầu ở trọ của giáo viên nhiều lắm, riêng tiểu học có 34 giáo viên thì nhu cầu ở trọ là 25 người, mầm non có 17 giáo viên thì nhu cầu ở trọ là 11 người, nhưng nhà công vụ hiện tại chỉ có 10 phòng, mỗi phòng chỉ đâu chừng 6 đến 8m2, vì vậy nhiều giáo viên phải đi thuê trọ nhà dân, mỗi tháng tốn kém 600.000 đồng/tháng”, cô Liêm nói.

<p>Thầy Nông Văn Phúc, giáo viên trường tiểu học Nà Kiềng đang ngồi soạn giáo án trong phòng công vụ, cũng là nơi sinh hoạt của 2 vợ chồng và 2 đứa con</p><p>

Thầy Nông Văn Phúc, giáo viên trường tiểu học Nà Kiềng đang ngồi soạn giáo án trong phòng công vụ, cũng là nơi sinh hoạt của 2 vợ chồng và 2 đứa con

Tôi bước vào thăm phòng trọ của thầy Nông Văn Phúc, là giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn của Trường tiểu học Nà Kiềng. Hai vợ chồng thầy Phúc đều là giáo viên trường tiểu học Nà Kiềng, đều xung phong lên bản dạy học hơn 5 năm trước. Cuộc sống xa nhà, hiu quạnh, rồi nảy sinh tình cảm mà nên duyên vợ chồng.

<p>Gian bếp bên trong phòng trọ cũng là nơi tắm rửa giặt giũ. Phòng chật chội nên cuộc sống của 2 vợ chồng cũng bí bách mà không biết làm sao</p><p>

Gian bếp bên trong phòng trọ cũng là nơi tắm rửa giặt giũ. Phòng chật chội nên cuộc sống của 2 vợ chồng cũng bí bách mà không biết làm sao

<p>Nền nhà được lót tạm mấy tấm gạch lát để làm chỗ chơi đùa cho 2 đứa con, một cháu 3 tuổi và một cháu chưa đầy năm</p><p>

Nền nhà được lót tạm mấy tấm gạch lát để làm chỗ chơi đùa cho 2 đứa con, một cháu 3 tuổi và một cháu chưa đầy năm

<p>Đồ dùng sinh hoạt cá nhân vì không có chỗ mà treo khắp nơi, từ mái nhà, vách tường cho đến gầm giường</p><p>

Đồ dùng sinh hoạt cá nhân vì không có chỗ mà treo khắp nơi, từ mái nhà, vách tường cho đến gầm giường

“Bọn em ở trọ vất vả mấy thôi cũng cố gắng, nhưng đúng là không đành lòng khi nhìn con cái mình phải ở cùng bố mẹ như thế này. Hai vợ chồng, 2 đứa con, một đứa mới 3 tuổi, một đứa chưa đầy năm, mà ở trọ trong phòng chưa đầy 6m2, khổ mà không biết kêu ai cho thấu”, thầy Phúc nói.

Phòng trọ của thầy Phúc chỉ vừa đủ kê một cái giường, một cái bàn để soạn giáo án. Để con không bị lấm bùn đất, thầy mua gạch hoa về xếp tạm lên nền đất cho đỡ ẩm ướt. Phía sau giường là nhà bếp khoảng 2m2, là nơi nấu ăn kiêm cả tắm rửa giặt giũ.

“Khổ nhất là những ngày mưa, rác rưởi dâng lên theo nước mưa tràn hết vào nhà. Tối thì muỗi, châu chấu, bươm bướm bay ngập nhà. Đi dạy trên này rồi em thấy nhiều khi ở trọ ký túc xá dưới xuôi còn sướng gấp trăm lần”, thầy Phúc nói.

<p>Phòng công vụ xập xệ, cũ nát buộc một cô giáo phải trích một tháng lương để mua tôn về lợp làm chỗ ở cho mình</p><p>

Phòng công vụ xập xệ, cũ nát buộc một cô giáo phải trích một tháng lương để mua tôn về lợp làm chỗ ở cho mình

<p>Cô Nông Thị Miến cho biết, sống trong khu ổ chuột này cũng là may mắn cho các giáo viên rồi, nếu không họ phải đi thuê nhà trọ của dân với chi phí 600.000 đồng / tháng, trong khi đồng lương chỉ có 6 triệu. Không tằn tiện chi tiêu, họ sẽ không đủ trang trải cuộc sống của cả gia đình</p><p>

Cô Nông Thị Miến cho biết, sống trong khu ổ chuột này cũng là may mắn cho các giáo viên rồi, nếu không họ phải đi thuê nhà trọ của dân với chi phí 600.000 đồng / tháng, trong khi đồng lương chỉ có 6 triệu. Không tằn tiện chi tiêu, họ sẽ không đủ trang trải cuộc sống của cả gia đình

Phòng trọ ẩm thấp, đồ đạc không có chỗ nên chất đống khắp nơi, cái thì nhét lên mái, cái thì nhét dưới gầm giường, gầm bàn, cái thì gắn vào vách. Để có điện thắp sáng, các thầy cô tự kéo đường dây điện về phòng và lắp bằng bóng điện cỡ nhỏ, nên ánh sáng nhập nhoạng rất hại mắt.

Không phải mỗi phòng trọ thầy Phúc, mà 9 phòng còn lại của các giáo viên đều trong cảnh “sống dở, chết dở” như thế. Cô Nông Thị Thiết, dạy ở Nà Kiềng tính đến nay đã được 6 năm và cũng từng ấy thời gian cô ở trọ, khi nhà cô ở huyện Hòa An cách Nà Kiềng hơn 200km. Cô Thiết hiện có 1 cháu 5 tuổi, 1 cháu 3 tuổi, nhưng gửi ông bà chăm vì phải cuối tuần cô mới về nhà. “Nhiều khi mưa gió thì phải 2 đến 3 tuần em mới về nhà. Con còn bé nên em nhớ con lắm mà không biết làm sao, vì không thể cho con lên đây ở cùng khi điều kiện sống không đảm bảo”, Thiết nói trong nỗi buồn khó tả của một người mẹ thường xuyên xa con.

<p>Có một phòng công vụ tử tế hơn một chút vẫn là ước mơ xa vời của hàng chục giáo viên ở Nà Kiềng khi làm nhiệm vụ thiêng liêng gieo chữ, trồng người ở vùng cao</p><p>

Có một phòng công vụ "tử tế" hơn một chút vẫn là ước mơ xa vời của hàng chục giáo viên ở Nà Kiềng khi làm nhiệm vụ thiêng liêng "gieo chữ, trồng người" ở vùng cao

“Đời giáo viên miền núi thiệt thòi lắm anh ạ, vợ xa chồng, chồng xa vợ, bố mẹ xa con. Đi làm 5 năm như bọn em lương trung bình được 6 triệu / người mà tiền thuê trọ, rồi tiền xăng xe đi về, rồi tiền ăn uống hàng ngày, cuối cùng chẳng dư ra đồng nào. Nên nếu ốm, bệnh tật thì chẳng biết xoay đâu ra để lo cho mình”, cô Nông Thị Miến, quê ở mãi huyện Hạ Lang, cách Nà Kiềng đến 270km tâm sự.

PV

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.