Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xét xử sơ thẩm vụ án Công ty Tây Hồ: Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà phản bác lại lời khai của mình

Thiên An - 20:31, 09/08/2023

Ngày 9/8, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Ninh, tiếp tục xét xử phiên sơ thẩm 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty Tây Hồ về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Đáng chú ý, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà - cựu Trưởng ban Kiểm soát Công ty đã phản bác lại lời khai của chính bị cáo vì bà cho rằng mình bị Điều tra viên dọa nạt, gây khủng hoảng tinh thần.

Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà tại phiên tòa
Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà tại phiên tòa

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, trong ngày xét xử đầu tiên, 8/8, “Luật sư đề nghị triệu tập Điều tra viên và Tổng Giám đốc Công ty…”. Sáng 9/8, Tòa đã triệu tập Điều tra viên tới phiên tòa tham gia tranh tụng.

Theo cáo trạng, các bị cáo Đặng Quang Tuấn, Tân Tú Hải với vai trò là Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc đại diện vốn của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội tại Công ty Tây Hồ bị cáo buộc đã bàn bạc, thống nhất với các bị cáo Phan Việt Anh (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Tây Hồ); Chu Thị Ngọc Ngà (cựu Trưởng ban Kiểm soát) và Nguyễn Tấn Hoàng (Trưởng phòng Kinh doanh) thực hiện hành vi bán 118 lô đất ở Khu đô thị mới Quế Võ, Bắc Ninh, không đúng trình tự quy định và không theo kết quả thẩm định giá, gây thất thoát hơn 91 tỷ đồng là tài sản Nhà nước.

Trong vụ án, Chu Thị Ngọc Ngà bị quy kết với vai trò Trưởng ban Kiểm soát công ty, tháng 5/2017, bị cáo đã cùng các thành viên HĐQT là Tuấn, Hải, Việt Anh, thống nhất chủ trương tìm cách “bán buôn” 118 lô đất để huy động vốn hoàn thiện hạ tầng, khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Trả lời xét hỏi, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà đề nghị HĐXX xem xét lại thẩm quyền điều tra vụ án này có thuộc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh hay không?

Cùng với đề nghị trên, bà Ngà phản bác cáo trạng truy tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, bởi bị cáo không phải người được Nhà nước giao vốn, quản lý vốn.

Bị cáo Ngà cho rằng, lời khai của 4 đồng phạm chưa thể hiện rõ thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bị cáo, Công ty Tây Hồ đưa ra mức giá bán 118 lô đất là phù hợp với quyết sách, nhu cầu của Công ty tại thời điểm đó. “Công ty không có vốn, trong khi dự án cũng không có tiền triển khai đối mặt với khả năng bị thu hồi đất. Việc quyết định “bán buôn” đất thu tiền để phục vụ mục đích hoạt động của Công ty là rất đúng”, bị cáo Ngà khẳng định.

Toàn cảnh phiên tòa
Toàn cảnh phiên tòa

Trình bày thực trạng 118 lô đất, bị cáo Ngà cho hay, doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, được cấp sổ đỏ. Công ty cũng hoàn thành cơ bản xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tại Công ty, với vai trò là Trưởng ban Kiểm soát, bị cáo Ngà cho rằng mình được quyền tham gia tất cả các cuộc họp, mọi quyết định liên quan đến giá bán đất đều thuộc HĐQT.

“Hôm nay bị cáo xin phản bác lại một số lời khai của bị cáo tại giai đoạn điều tra. Bị cáo cùng 4 đồng phạm ra tòa hôm nay hoàn toàn vô tội”, bị cáo Ngà nói.

Lý do phản bác lời khai này, được bị cáo Ngà giải thích là do Điều tra viên hăm dọa, bị cáo bị khủng hoảng tinh thần, ngất nhiều lần và không được tiếp xúc với người thân.

Ngày 10/8 phiên tòa xét xử sơ thẩm tiếp tục diễn ra, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển sẽ theo dõi và thông tin tới bạn đọc những diễn biến tại phiên tòa.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.