Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng nông thôn mới ở Tân Kỳ (Nghệ An): Người có uy tín luôn thể hiện vai trò đầu tàu

PV - 13:57, 26/04/2018

Với sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín, thời gian qua, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã đạt được những kết quả khả quan trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đã hơn 20 năm làm Xóm trưởng và 8 năm liền làm Bí thư Chi bộ, ông Cao Xuân Trường, ở xóm Hoàng Trang, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ luôn thể hiện tốt vai trò của một già làng, trưởng bản có uy tín. Để bà con thực hiện tốt các chủ trương của cấp trên, ông đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nên đã tạo sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Nhờ sự vận động của những Người có uy tín nhân dân Tân Kỳ tích cực làm đường giao thông nông thôn. Nhờ sự vận động của những Người có uy tín nhân dân Tân Kỳ tích cực làm đường giao thông nông thôn.

 

Là xóm có 98% đồng bào dân tộc Thổ sinh sống, trước đây tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm, ông không quản ngại khó khăn đến từng hộ dân tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp thêm 70 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa khang trang, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của bà con.

Hiện nay, thực hiện Chương trình xây dựng NTM, ông cùng bà con dân bản góp công, hiến đất, tài sản trên đất và đóng góp gần 160 triệu đồng để mở rộng, nâng cấp gần 3km đường giao thông theo tiêu chí NTM.

Cũng như ông Trường, ông Trương Văn Chất, dân tộc Thổ, ở xóm Đồi Chè, xã Giai Xuân (Tân Kỳ) cũng đã phát huy vai trò “đầu tàu” của mình trong tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM. Ông chia sẻ: Được nhân dân bầu làm Người có uy tín nên tôi luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình nên không quản ngại vất vả đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động họ tự nguyện hiến 4.500m2 đất, 100m tường rào và hàng trăm cây trồng lâu năm để làm đường.

Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn xóm đã có 500m đường bê tông. Nhưng điều ông quan tâm nhất là phát triển các phong trào thi đua của xóm, vận động bà con cùng đóng góp mua được bộ cồng chiêng trị giá 6 triệu đồng. Hằng năm, vào ngày hội đại đoàn kết toàn dân, khi tiếng cồng chiêng vang lên, thì mọi người đều hội tụ về nhà văn hóa xóm tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

Bà Hoàng Thị Oanh, người dân của xóm Đồi Chè cho biết: Trước đây mỗi khi họp xóm, bà con phải mang theo ghế để ngồi, thì nay nhờ sự vận động của ông Chất, xóm đã có kinh phí hoàn thiện thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Xóm đã xây dựng được khuôn viên nhà văn hóa, sân bóng chuyền, người dân xóm tự nguyện đóng góp 50 triệu đồng.

Cùng với sự vận động của ông Chất, người dân xóm Đồi Chè đã xóa bỏ những hủ tục lạc hậu như: ăn uống linh đình trong các dịp ma chay, cưới hỏi; ông còn vận động được 140 cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Kết quả 3 năm liền, xóm Đồi Chè không có người sinh con thứ 3.

Những người như ông Trương Văn Chất, ông Cao Xuân Trường... là những điển hình trong số 56 người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Nhiều năm qua, họ đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình, trở thành nòng cốt trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đặc biệt là tiên phong trong phong trào xây dựng NTM.

Theo ông Hà Đình Quế, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Kỳ, trong xây dựng NTM, đến nay nhân dân toàn huyện đã hiến được 372.671m2 đất, trong đó riêng các hộ đồng bào DTTS hiến được 90.950m2, đóng góp hơn 1,4 tỷ đồng và gần 20 nghìn ngày công để làm đường giao thông nông thôn và các công trình khác của địa phương. Trong phát triển kinh tế, đồng bào DTTS đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tiến phương thức canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.

Được biết, huyện Tân Kỳ có 12/22 xã, thị trấn thuộc vùng DTTS. Những năm gần đây, đội ngũ Người có uy tín luôn tận tâm với công việc, nói đi đôi với làm, nêu gương sáng trong mỗi hành động vì cuộc sống no ấm của bà con. Các già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Tân Kỳ đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.