Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Đề án “Tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS các cấp”

PV - 08:53, 05/04/2018

Ngày 3/4/2018, tại Hà Nội, Tổ soạn thảo xây dựng Đề án “Tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020” (gọi tắt là Đề án) đã tổ chức họp, góp ý kiến cho Dự thảo Đề cương Đề án. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải, Tổ trưởng Tổ soạn thảo Đề án chủ trì buổi họp. Cùng dự có đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, đại diện một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải chủ trì buổi họp Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải chủ trì buổi họp

 

Tại buổi họp, các thành viên tham dự đã được nghe công bố Quyết định thành lập Tổ soạn thảo Đề án; nghe Dự thảo Đề cương Đề án; phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ soạn thảo.

Theo Đề cương Đề án, việc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020 để tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong công tác dân tộc; phát huy, biểu dương sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; tôn vinh công lao to lớn của đồng bào các DTTS và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Đại hội là dịp để khẳng định và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020 sẽ được tổ chức cuối quý I, đầu Quý II tại Hà Nội, dự kiến có từ 1.700-2.000 đại biểu chính thức là người DTTS đại diện cho 53 DTTS Việt Nam thuộc các ngành, lĩnh vực, lứa tuổi, giới tính, thành phần… Trong khuôn khổ Đại hội, sẽ có các hoạt động gặp mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gặp gỡ, đối thoại, giao lưu; tổ chức thăm quan thực tế tại Hà Nội và một số địa phương; giao lưu văn nghệ…

Đối với Đại hội đại biểu cấp tỉnh, huyện: Căn cứ điều kiện cụ thể của từng tỉnh, số lượng đại biểu chính thức không quá 250 người; Đại hội cấp huyện không quá 150 người. Dự kiến tổ chức Đại hội cấp huyện trong 01 ngày từ quý I đến quý III năm 2019; Đại hội cấp tỉnh tổ chức trong 02 ngày từ quý II đến quý IV năm 2019.

Tại buổi họp, các đại biểu đều đồng tình và nhất trí cao với việc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS và cho rằng đây là hoạt động rất ý nghĩa, có sức lan tỏa lớn trong việc thôi thúc, cổ vũ, động viên đồng bào các DTTS. Một số ý kiến đề xuất Dự thảo Đề án cần nhấn mạnh việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chú ý cơ cấu cứng và cơ cấu mềm; tiêu chí, số lượng, các hình thức khen thưởng.

Kết luận buổi họp, thay mặt Tổ soạn thảo Đề án, Thứ trưởng Lê Sơn Hải yêu cầu Tổ soạn thảo tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại buổi họp và sớm bổ sung, hoàn thiện để chuẩn bị tốt cho các cuộc họp sau. Thứ trưởng khẳng định: Đại hội đại biểu các DTTS là sự kiện chính trị quan trọng của 53 DTTS Việt Nam nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã có kinh nghiệm tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2010 và Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện năm 2014 rất thành công. Vì vậy, các thành viên Ban Tổ chức, các Tiểu ban giúp việc cần phát huy những mặt tốt để phát huy; đổi mới và rút gọn một số nội dung và nâng tầm để đưa vào dự thảo; hết sức lưu ý cơ cấu, thành phần đại biểu; chú trọng công tác truyền thông để tạo sự lan tỏa. Thứ trưởng Lê Sơn Hải đặc biệt lưu ý việc phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các Bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện.

Thứ trưởng Lê Sơn Hải đề nghị các thành viên Tổ soạn thảo phát huy tinh thần trách nhiệm, tiếp tục góp ý kiến để sớm hoàn thiện Dự thảo, trình Lãnh đạo UBDT, gửi các Bộ, ngành, địa phương, để xin ý kiến hoàn thiện Đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương… tổ chức thực hiện.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.