Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam nỗ lực cho kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu

PV - 14:21, 30/05/2018

Tiếp bà Naoko Ishii, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tại trụ sở Chính phủ ngày 30/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tất cả các bộ, cơ quan và địa phương liên quan phía Việt Nam đang gấp rút nỗ lực cho các công tác chuẩn bị để góp phần vào thành công của kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF.

Thủ tướng tiếp Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng tiếp Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng vấn đề môi trường, coi đây là một trụ cột trong tam giác phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường).

Bên cạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, Thủ tướng khẳng định, trong công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm đến vấn đề môi trường.

Về phần mình, bà Naoko Ishii cảm ơn Việt Nam đã đăng cai tổ chức kỳ họp lần thứ 6 của Đại hội đồng GEF. Kỳ họp này nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng hiện nay về môi trường như rác thải đại dương.

“Chỉ có giải quyết vấn đề môi trường thì chúng ta mới phát triển bền vững”, bà nói. “Và để giải quyết được, chúng tôi cần sự hợp tác của Chính phủ, khối doanh nghiệp, cả cộng đồng”. Vì thế, bà cho biết, GEF đã mời lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn, tổ chức quốc tế tham dự kỳ họp. Đây cũng là dịp thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đóng góp cho giải quyết vấn đề môi trường.

Bà đánh giá, Việt Nam đang có chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, trong quá trình đó, Việt Nam đối diện thách thức lớn về môi trường. Vì vậy, GEF hi vọng hỗ trợ Việt Nam trong giải quyết vấn đề môi trường, trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giải quyết vấn đề này.

Ghi nhận ý kiến của bà Naoko Ishii, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối của Việt Nam phối hợp với GEF để tổ chức kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF. Tất cả các bộ, cơ quan và địa phương liên quan phía Việt Nam cũng đều đang gấp rút nỗ lực cho các công tác chuẩn bị để góp phần vào thành công của kỳ họp với sự hiện diện của lãnh đạo Chính phủ tại lễ khai mạc.

Đánh giá cao sự hợp tác của GEF, Thủ tướng mong muốn GEF hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề môi trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, chống suy thoái rừng, quản lý nguồn nước, xử lý rác thải và hóa chất. Cụ thể, về đa dụng sinh học, xây dựng cơ chế chính sách tài chính bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng và khối tư nhân.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Về biến đổi khí hậu, tăng cường đổi mới và chuyển giao công nghệ cho những phát minh về năng lượng bền vững; thực hiện các giải pháp về giảm nhẹ biến đổi khí hậu; tăng cường các điều kiện để tích hợp nội dung giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các chiến lược về phát triển bền vững.

Về quản lý nguồn nước quốc tế, tăng cường các cơ hội kinh tế xanh; đẩy mạnh an ninh nguồn nước trong hệ sinh thái nước ngọt, tăng cường quản trị nước đối với khu vực nằm ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhân rộng các mô hình thành phố bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cũng mong GEF có những dự án giúp Việt Nam xử lý rác thải đại dương, nhất là xử lý rác thải nhựa; hỗ trợ giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cho rằng những vấn đề mà Thủ tướng đề cập không chỉ của Việt Nam mà là vấn đề toàn cầu, bà Naoko Ishii khẳng định, sẽ đồng hành cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề này.

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục