Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 34

Hoàng Quý - 21:35, 11/06/2024

Ngày 11/6, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 34 để cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo Luật còn nhiều ý kiến khác nhau để hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật bảo đảm chất lượng, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp

Phiên họp thứ 34 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Phiên họp dự kiến sẽ làm việc trong 3 ngày nhằm xem xét, cho ý kiến đối với 16 nội dung, bao gồm xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua đợt 2 của Kỳ họp và 5 nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp thứ 34 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo có nhiều nội dung lớn, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 8 dự thảo luật gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Cho ý kiến 3 dự thảo Nghị quyết gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kỹ và thể hiện quan điểm rõ ràng dự án, dự thảo đã bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2, nhất là những dự án có tác động lớn như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các dự án, dự thảo dự kiến trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp (như: Quy hoạch không gian biển quốc gia; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); các nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù cho tỉnh Nghệ An, TP. Đà Nẵng).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và 2 dự án luật, nghị quyết được Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, đó là: Dự án luật sửa 4 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng) và Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định 2 nội dung theo thẩm quyền gồm: Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận