Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Kiểm tra Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông

PV - 14:43, 05/03/2019

Nhằm nắm bắt thông tin, đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 (gọi tắt là Đề án), chiều 4/3, Đoàn Công tác Ủy ban Dân tộc do ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của huyện Tam Đường, từ năm 2014 đến nay, qua thực hiện Đề án, đã có 23 lượt cán bộ, công chức là người dân tộc Mông được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Tỷ lệ cán bộ, công chức đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đạt trên 95%. Kết quả công tác tạo nguồn cán bộ cơ sở; bố trí hợp đồng lao động là người dân tộc Mông tại 3 xã trọng điểm của huyện nằm trong Đề án đã từng bước đem lại hiệu quả. Cụ thể, đối với xã Sơn Bình được bố trí 3 người, hiện nay đã có 2 trường hợp được bố trí làm cán bộ xã và bán chuyên trách của xã; xã Khun Há và xã Bản Hon đã bố trí đủ số lượng hợp đồng lao động theo Đề án.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được, việc thực hiện Đề án cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc như: địa phương chưa có chiến lược đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối tượng người DTTS; chưa có chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với người dân tộc ít người…

Tại buổi làm việc, huyện Tam Đường đề xuất với Chính phủ và Đoàn Công tác cần có cơ chế chính sách riêng đối với công tác tuyển dụng người DTTS nói chung, trong đó có dân tộc Mông nói riêng nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc Mông có cơ hội làm việc trong các cơ quan Nhà nước tại địa phương.

VĂN CHỨC

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.