Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Hội thảo góp ý đề cương Đề án tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

PV - 15:43, 28/02/2019

Ngày 28/2/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo góp ý vào đề cương Đề án tổng thể phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) vùng DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án). Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo. Quang cảnh Hội thảo.

Thời gian qua, UBDT được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội Khóa XIV vào kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2019). Đề án được xây dựng với mục tiêu phát triển KT-XH toàn diện, nhanh, bền vững vùng DTTS, đẩy mạnh giảm nghèo; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS, vùng ĐBKK. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; phát triển giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các DTTS. Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đề án đề ra một số mục tiêu cụ thể, như: Phấn đấu đến năm 2025: 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 90% số thôn, bản có đường ô tô đi lại; 100% số xã có trường tiểu học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; tỉ lệ hộ nghèo giảm 50% so hiện nay…

Phát biểu tại Hội thảo, đa số đại biểu nhất trí cao với đề cương của Đề án. Một số ý kiến của đại biểu đề nghị Đề án cần tập trung cao vào mục tiêu, đánh giá khái quát những mặt tích cực, những kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Cần có đánh giá cụ thể thực trạng chính sách và quản lý hệ thống chính sách; thực trạng KT-XH vùng ĐBKK; mức độ tác động của Đề án này đối với các chính sách khác. Một số ý kiến cho rằng Đề án cần làm rõ vai trò của UBDT trong công tác chỉ đạo, điều hành. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương (từ tỉnh đến huyện, xã) tính toán để cơ cấu nguồn lực đầu tư, đảm bảo tính khả thi. Có các cuộc hội thảo bàn về từng nhóm vấn đề, có cơ sở khoa học và cơ sở dữ liệu để chứng minh; cần tập trung, tích hợp một đầu mối để việc thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất…

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của các đại biểu tham dự và cho biết: UBDT sẽ tiếp tục hoàn thiện đề cương của Đề án trên cơ sở các ý kiến tham góp của đại biểu, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng Đề án đảm bảo đúng tiến độ thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.

PHẠM OANH- MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.