Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn lực hỗ trợ Chương trình 135 của Chính phủ Ai Len

PV - 15:46, 18/05/2018

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý nguồn lực của Chính phủ Ai Len hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và chia sẻ kinh nghiệm đối với các địa phương qua kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Ai Len”.

Thừa ủy quyền của lãnh đạo hai cơ quan, ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 (UBDT) và bà Nuala O’Brien, Phó Đại sứ, Trưởng Ban Phát triển-Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo

Năm 2017, Ai Len đã hợp tác với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện các đợt kiểm toán ở 9 tỉnh (gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kon Tum, Trà Vinh, Quảng Trị, Hòa Bình) mà phía Ai Len đã hỗ trợ. Qua các đợt kiểm toán, Đoàn công tác đánh giá cao hiệu quả đầu tư của nguồn vốn cũng như công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của cấp tỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan, sở ngành trong sử dụng vốn viện trợ. Chương trình 135 đã góp phần nâng cao năng lực cho cấp xã làm chủ đầu tư, góp phần cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự chuyển biến rõ rệt ở các xã ĐBKK.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế trong việc triển khai thực hiện nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Ai Len tại địa phương, đồng thời nêu lên những kiến nghị, đề xuất để quản lý điều hành nguồn vốn đạt hiệu quả cao, như: Việc phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư nên giao cho UBND tỉnh quyết định; đề nghị nâng định mức hỗ trợ đầu tư cao hơn cho công trình ở một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đảm bảo tiến độ việc phân bổ nguồn vốn để các tỉnh có đủ thời gian triển khai thực hiện; việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư cần gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và giám sát chương trình cho cán bộ; chú trọng đến các nội dung cấp thiết để đầu tư, đồng thời tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo việc huy động vốn đầu tư đồng bộ, đảm bảo mục tiêu của chương trình...

NGỌC TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.